Những ngày gần đây, các cơ quan báo chí công cộng tạm lắng dịu những tin tức về sự vắng bóng vĩnh viễn của Ôn, có lẽ vì đã có quá nhiều nguồn tin hỗn độn, chằng chéo và trái nghịch, nên không biết phải căn cứ vào đâu để thông tin. Cũng có lẽ vì họ biết tôn trọng, cảm thông với cái đau đáu trong tâm hồn của những người đang thật sự mất mát. Có khi một cử chỉ nhiệt tình, lại bất nhẫn tạo thêm những vết thương sâu hoắm. Biết đâu, chẳng là nên tránh!
Còn lại lác đác chỉ vài trang nhà thông tin nội bộ, những bài viết chống chế yếu ớt cho lý lẽ luôn “phải thắng” của mình, rồi sự phụ họa của nhiều trang nhà khác nhân lên, tô đậm, có khi họa theo, thêm…, những lý lẽ vốn èo uột não nề ngay từ trong cái gốc rễ của nó.
Có người nói như thế này, chân lý chưa hẳn thuộc về đám đông, và cũng có câu nói khác, chân lý không phải lúc nào cũng có lý!
Phật nói đừng vội tin ai, kể cả Ngài, ấy vậy mà người ta vẫn ra công, tốn của kêu gọi người khác phải tin vào mình. Cũng dễ hiểu, bởi sống mà không có được sự tin tưởng của người khác thì đau khổ biết chừng nào, nhưng cũng có câu tin mà không hiểu là một sự phỉ báng!
Niềm tin, rút cuộc lại là một thái độ hết sức mơ hồ, xác định niềm tin là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu đầy tính mạo hiểm, nhưng nó mơ hồ với những ai chỉ đứng xa hoặc đứng trên mọi sự thống khổ của cuộc đời để xiểng dương những biểu ngữ, khẩu hiệu sáo rỗng về “nhân cách, lý tưởng”. Họ luôn luôn có lý, trong địa ngục!
Lịch sử bao giờ cũng cẩn mật hơn, không hàm hồ, nên đến muộn, nhưng luôn quyết liệt với cái sứ mệnh mà nhân loại đã trao phó cho mình. Ý nghĩa thiết cốt của lịch sử là nó không bao giờ bóp méo sự thật. Nên lịch sử luôn chịu nghiệt ngã!
Chỉ có thời gian vẫn là bạn, là duy nhất hiểu mình, đang đau!
…
Chiều nay ngồi trong góc vườn nhỏ này, gió trưa Hạ chỉ đủ làm nắng lung linh trên những kẻ lá xanh rì, những thân tre oằn mình yên lặng, chịu đựng nhưng không gẫy gập.
Tôi ngồi yên nhìn nắng chiều đang tắt, nghe lá xôn xao hòa lẫn cùng tiếng chim se sẻ về đậu cuối ngày trên những thân tre vẫn nghiêng mình yên lặng nâng đỡ. Làm sao để học hiểu hạnh của tre, đã bao mùa lá thay và chim di, ai hiểu tre đang đau!
…
Người ta khoác lên mình lịch sử nhiều chiếc áo, như khoác lên tấm thân Ôn những chiếc áo. Lịch sử trở thành huyền thoại, và Ôn cũng trở thành huyền thoại, rồi người ta ca tụng huyền thoại theo mỗi cách riêng của mình. Ai chắc Bồ Tát không đau!
Giữa những nơi chốn lao xao, có khi sự cô liêu hiện diện rõ ràng hơn, mọi hành vi, ngôn từ ca tụng đều vô nghĩa, chiếc áo nào cũng đẹp vẻ ngoài, nhưng không phải là điều Ôn đợi. Đảnh lễ xin tiễn chân Ôn, chỉnh y quày về bảo tháp:
Ngôi tháp lạnh mỗi chiều hôm,
Người đang đỉnh tọa trầm ngâm bóng gầy
Lịch sử về tụ quanh đây
từng nỗi can qua quỳ cả xuống
vỡ òa thời kinh sám hối
y vạt rộng cánh từ bi
…
Giữa vườn tre rân rang khóm lá reo theo từng bước nhảy chân chim chuyền cành, lá sẽ đổi theo mùa đang tới, chim sẽ tìm về nơi miền xa xôi khác… Thời gian vẫn vây quanh đời sống như chưa bao giờ đi và tới. Chỉ có tôi vẫn xôn xao theo từng tiếng động dù rất khe khẻ của những nhánh lá trong vườn tre xanh chiều nay.
Ai hiểu lòng tôi sám hối!
Le V, buổi chiều xanh lại từng biển dâu…
Còn lại lác đác chỉ vài trang nhà thông tin nội bộ, những bài viết chống chế yếu ớt cho lý lẽ luôn “phải thắng” của mình, rồi sự phụ họa của nhiều trang nhà khác nhân lên, tô đậm, có khi họa theo, thêm…, những lý lẽ vốn èo uột não nề ngay từ trong cái gốc rễ của nó.
Có người nói như thế này, chân lý chưa hẳn thuộc về đám đông, và cũng có câu nói khác, chân lý không phải lúc nào cũng có lý!
Phật nói đừng vội tin ai, kể cả Ngài, ấy vậy mà người ta vẫn ra công, tốn của kêu gọi người khác phải tin vào mình. Cũng dễ hiểu, bởi sống mà không có được sự tin tưởng của người khác thì đau khổ biết chừng nào, nhưng cũng có câu tin mà không hiểu là một sự phỉ báng!
Niềm tin, rút cuộc lại là một thái độ hết sức mơ hồ, xác định niềm tin là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu đầy tính mạo hiểm, nhưng nó mơ hồ với những ai chỉ đứng xa hoặc đứng trên mọi sự thống khổ của cuộc đời để xiểng dương những biểu ngữ, khẩu hiệu sáo rỗng về “nhân cách, lý tưởng”. Họ luôn luôn có lý, trong địa ngục!
Lịch sử bao giờ cũng cẩn mật hơn, không hàm hồ, nên đến muộn, nhưng luôn quyết liệt với cái sứ mệnh mà nhân loại đã trao phó cho mình. Ý nghĩa thiết cốt của lịch sử là nó không bao giờ bóp méo sự thật. Nên lịch sử luôn chịu nghiệt ngã!
Chỉ có thời gian vẫn là bạn, là duy nhất hiểu mình, đang đau!
…
Chiều nay ngồi trong góc vườn nhỏ này, gió trưa Hạ chỉ đủ làm nắng lung linh trên những kẻ lá xanh rì, những thân tre oằn mình yên lặng, chịu đựng nhưng không gẫy gập.
Tôi ngồi yên nhìn nắng chiều đang tắt, nghe lá xôn xao hòa lẫn cùng tiếng chim se sẻ về đậu cuối ngày trên những thân tre vẫn nghiêng mình yên lặng nâng đỡ. Làm sao để học hiểu hạnh của tre, đã bao mùa lá thay và chim di, ai hiểu tre đang đau!
…
Người ta khoác lên mình lịch sử nhiều chiếc áo, như khoác lên tấm thân Ôn những chiếc áo. Lịch sử trở thành huyền thoại, và Ôn cũng trở thành huyền thoại, rồi người ta ca tụng huyền thoại theo mỗi cách riêng của mình. Ai chắc Bồ Tát không đau!
Giữa những nơi chốn lao xao, có khi sự cô liêu hiện diện rõ ràng hơn, mọi hành vi, ngôn từ ca tụng đều vô nghĩa, chiếc áo nào cũng đẹp vẻ ngoài, nhưng không phải là điều Ôn đợi. Đảnh lễ xin tiễn chân Ôn, chỉnh y quày về bảo tháp:
Ngôi tháp lạnh mỗi chiều hôm,
Người đang đỉnh tọa trầm ngâm bóng gầy
Lịch sử về tụ quanh đây
từng nỗi can qua quỳ cả xuống
vỡ òa thời kinh sám hối
y vạt rộng cánh từ bi
…
Giữa vườn tre rân rang khóm lá reo theo từng bước nhảy chân chim chuyền cành, lá sẽ đổi theo mùa đang tới, chim sẽ tìm về nơi miền xa xôi khác… Thời gian vẫn vây quanh đời sống như chưa bao giờ đi và tới. Chỉ có tôi vẫn xôn xao theo từng tiếng động dù rất khe khẻ của những nhánh lá trong vườn tre xanh chiều nay.
Ai hiểu lòng tôi sám hối!
Le V, buổi chiều xanh lại từng biển dâu…