Buổi chiều nơi khuôn viên nhà quàn Peek Family, Anh Cát với dáng vẻ hấp tấp chạy về hướng chúng tôi đang đứng trò chuyện với nhau tại bãi đậu xe. Lúc này hình như đã có đông đảo những gương mặt thân quen của nhiều anh chị em huynh trưởng trẻ từng một thời sinh hoạt với Anh Minh Tín.
Đến chỗ chúng tôi, anh Cát vừa thở dốc, vừa nhịp ngón tay trên mặt đồng hồ ra ý đã đến giờ, mà theo chương trình thì Gia đình Phật tử Liên Hoa sẽ cử hành Lễ Truy Điệu cho người Gia trưởng hiền hòa khả kính - anh Minh Tín Đỗ Văn Phố - vừa vĩnh viễn xa Đoàn.
Bằng giọng Huế trầm, ấm, anh Cát nói với tôi: “Chừ thì chỉ có em ở đây là “người lớn nhất”, nên chốc nữa em đại diện Ban hướng dẫn cài băng tang Lam lên lá cờ Gia đình Liên Hoa hỷ”.
Tôi nghe chộn lòng, khó xử, nhưng quả thật cho đến giờ phút chuẩn bị cử hành lễ, anh Trưởng ban Tâm Hòa vốn đang còn trong thời gian dưỡng bệnh không đến được. Anh Phó trưởng ban Nghiên cứu Huấn luyện Trí Minh thì ở xa, còn chị Phó trưởng ban Truyền thống Xã hội Nguyên Cần chẳng hiểu sao vẫn chưa thấy có mặt. Nên tôi bỗng dưng trở thành “người lớn nhất” được thay mặt Ban hướng dẫn để làm cái công việc hân hạnh theo sự yêu cầu của anh chị em Gia đình Liên Hoa.
Trong tôi, việc làm nầy tưởng dễ nhưng lại khó khăn vô cùng. Bởi phàm, khi mà một băng tang Lam được cài lên đâu đó, là lúc chúng ta đang đứng giữa đôi bờ tử biệt với trăm nghìn nỗi đau rát buốt xuyên tận cõi lòng. Hơn nữa đến với Anh Phố chiều nay, thủy chung tôi đến bằng tâm tình của một đứa em tìm về với một người Anh trưởng, mà giữa chúng tôi còn đọng lại duy chỉ là một thứ tình cảm không có sự ngăn trở của tuổi tác ngoài đời, sự phân biệt tuổi tác trong Đoàn hay là sự chênh lệch Cấp bậc, để tôi tin: đó là Tình Lam đúng nghĩa. Nên, thủy chung với tâm tình như thế, nếu phải đại diện cho Ban hướng dẫn qua cương vị của một Phó trưởng ban Quản trị Điều hành đến với Anh chiều nay, thì tôi cảm nhận đây là một việc làm không quen. Nhưng tình thế dù bắt buộc, tôi đành phải giữ cái vai “người lớn” mà không tránh được niềm xúc động trào dâng khi cài mảnh băng tang lên ngọn cờ rủ của Gia đình Phật tử Liên Hoa, để trong lời phát biểu, tôi đã xin nói thật: “thưa anh chị em, tôi chẳng thấy hân hạnh gì khi phải cài một chiếc băng tang trên nền cờ Xanh Sen Trắng, bởi làm điều này là lúc tôi hiểu riêng tôi, và tất cả chúng ta đã thật sự mất đi một người bạn Lam thân thiết…!”
Nghĩa trang Peek Family xanh biếc màu cỏ tươi tọa lạc ngay góc đường Beach và Bolsa, nơi Anh Phố đã dọn mình yên nghỉ, và cũng là nơi có nhiều Anh chị em Áo Lam khác nữa đã chọn lựa cho một chuyến về cuối. Hầu hết người dân tỵ nạn Việt Nam cư ngụ quanh đây quen thuộc với ngôi nghĩa trang này ít nhất là sau một lần đưa tiễn nào đó, và cùng nơi đây tôi đã có nhiều dịp để chứng kiến cái thời khắc gẫy gập lòng người trước cảnh sinh-ly-tử-biệt, để càng lúc cảm nhận thật sâu sắc hơn về một lẽ Đạo Giải Thoát hằng giúp cho con người có thể vượt ra ngoài những đớn đau đời thường.
Bây giờ mỗi lần đi ngang qua đây, tôi vẫn thường đưa mắt nhìn vào khu nghĩa trang này, và trong khoảng không gian hun hút sâu xanh xanh màu cỏ biếc ấy, đâu đó tôi vẫn bắt gặp lại một hình ảnh xưa, một chút hương tình cảm ngày cũ của những người thân quen sớm rũ nghiệp trần.
Ngày nay, Peek Family không còn là một nghĩa trang lạnh hanh trong ý niệm thường tình của mỗi chúng ta, nó dần dần trở thành một mảnh đất ấm cúng bởi từng lúc, từng lúc nhiều chiếc Áo Lam đã gởi mình vào giữa lòng đất này, từ đó đã thâu ngắn lại cái khoảng cách của người đi kẻ ở, tạo thành một sự gần gũi mà chỉ khi nào chúng ta thật sự có được cái cảm nhận như thế, chúng ta mới thấy sự nhiệm mầu vô hình, rằng: Anh Phố vẫn còn ở lại đây với chúng ta!
Phố xưa,
tưởng đã xa rồi.
Sao nghe vẫn,
đong đưa
điệu tình.
Nắng lên đồi,
mưa xuống nguồn.
Cỗi nguồn ly biệt
điệu tình
đong đưa…
California 25.03.2004
Chu niên năm thứ 2 GĐPT Liên Hoa,
nhớ Anh Phố, Gia trưởng.
Đến chỗ chúng tôi, anh Cát vừa thở dốc, vừa nhịp ngón tay trên mặt đồng hồ ra ý đã đến giờ, mà theo chương trình thì Gia đình Phật tử Liên Hoa sẽ cử hành Lễ Truy Điệu cho người Gia trưởng hiền hòa khả kính - anh Minh Tín Đỗ Văn Phố - vừa vĩnh viễn xa Đoàn.
Bằng giọng Huế trầm, ấm, anh Cát nói với tôi: “Chừ thì chỉ có em ở đây là “người lớn nhất”, nên chốc nữa em đại diện Ban hướng dẫn cài băng tang Lam lên lá cờ Gia đình Liên Hoa hỷ”.
Tôi nghe chộn lòng, khó xử, nhưng quả thật cho đến giờ phút chuẩn bị cử hành lễ, anh Trưởng ban Tâm Hòa vốn đang còn trong thời gian dưỡng bệnh không đến được. Anh Phó trưởng ban Nghiên cứu Huấn luyện Trí Minh thì ở xa, còn chị Phó trưởng ban Truyền thống Xã hội Nguyên Cần chẳng hiểu sao vẫn chưa thấy có mặt. Nên tôi bỗng dưng trở thành “người lớn nhất” được thay mặt Ban hướng dẫn để làm cái công việc hân hạnh theo sự yêu cầu của anh chị em Gia đình Liên Hoa.
Trong tôi, việc làm nầy tưởng dễ nhưng lại khó khăn vô cùng. Bởi phàm, khi mà một băng tang Lam được cài lên đâu đó, là lúc chúng ta đang đứng giữa đôi bờ tử biệt với trăm nghìn nỗi đau rát buốt xuyên tận cõi lòng. Hơn nữa đến với Anh Phố chiều nay, thủy chung tôi đến bằng tâm tình của một đứa em tìm về với một người Anh trưởng, mà giữa chúng tôi còn đọng lại duy chỉ là một thứ tình cảm không có sự ngăn trở của tuổi tác ngoài đời, sự phân biệt tuổi tác trong Đoàn hay là sự chênh lệch Cấp bậc, để tôi tin: đó là Tình Lam đúng nghĩa. Nên, thủy chung với tâm tình như thế, nếu phải đại diện cho Ban hướng dẫn qua cương vị của một Phó trưởng ban Quản trị Điều hành đến với Anh chiều nay, thì tôi cảm nhận đây là một việc làm không quen. Nhưng tình thế dù bắt buộc, tôi đành phải giữ cái vai “người lớn” mà không tránh được niềm xúc động trào dâng khi cài mảnh băng tang lên ngọn cờ rủ của Gia đình Phật tử Liên Hoa, để trong lời phát biểu, tôi đã xin nói thật: “thưa anh chị em, tôi chẳng thấy hân hạnh gì khi phải cài một chiếc băng tang trên nền cờ Xanh Sen Trắng, bởi làm điều này là lúc tôi hiểu riêng tôi, và tất cả chúng ta đã thật sự mất đi một người bạn Lam thân thiết…!”
Nghĩa trang Peek Family xanh biếc màu cỏ tươi tọa lạc ngay góc đường Beach và Bolsa, nơi Anh Phố đã dọn mình yên nghỉ, và cũng là nơi có nhiều Anh chị em Áo Lam khác nữa đã chọn lựa cho một chuyến về cuối. Hầu hết người dân tỵ nạn Việt Nam cư ngụ quanh đây quen thuộc với ngôi nghĩa trang này ít nhất là sau một lần đưa tiễn nào đó, và cùng nơi đây tôi đã có nhiều dịp để chứng kiến cái thời khắc gẫy gập lòng người trước cảnh sinh-ly-tử-biệt, để càng lúc cảm nhận thật sâu sắc hơn về một lẽ Đạo Giải Thoát hằng giúp cho con người có thể vượt ra ngoài những đớn đau đời thường.
Bây giờ mỗi lần đi ngang qua đây, tôi vẫn thường đưa mắt nhìn vào khu nghĩa trang này, và trong khoảng không gian hun hút sâu xanh xanh màu cỏ biếc ấy, đâu đó tôi vẫn bắt gặp lại một hình ảnh xưa, một chút hương tình cảm ngày cũ của những người thân quen sớm rũ nghiệp trần.
Ngày nay, Peek Family không còn là một nghĩa trang lạnh hanh trong ý niệm thường tình của mỗi chúng ta, nó dần dần trở thành một mảnh đất ấm cúng bởi từng lúc, từng lúc nhiều chiếc Áo Lam đã gởi mình vào giữa lòng đất này, từ đó đã thâu ngắn lại cái khoảng cách của người đi kẻ ở, tạo thành một sự gần gũi mà chỉ khi nào chúng ta thật sự có được cái cảm nhận như thế, chúng ta mới thấy sự nhiệm mầu vô hình, rằng: Anh Phố vẫn còn ở lại đây với chúng ta!
Phố xưa,
tưởng đã xa rồi.
Sao nghe vẫn,
đong đưa
điệu tình.
Nắng lên đồi,
mưa xuống nguồn.
Cỗi nguồn ly biệt
điệu tình
đong đưa…
California 25.03.2004
Chu niên năm thứ 2 GĐPT Liên Hoa,
nhớ Anh Phố, Gia trưởng.