Thi sĩ Du Tử Lê |
Một buổi chiều đi chụp ảnh Biển với Khoa Vũ
Biển ngàn đời là nỗi ám ảnh sâu, im chìm trong tiềm thức rồi bất giác hiển linh thành cõi mông mênh lồng lộng quê nhà. Đó là cảm giác thường trực của những lần lang thang xuống bãi.
Thuở còn đi học ở Việt Nam, tôi trót mê đắm mấy câu thơ này của thi sĩ họ Lê:
Thuở còn đi học ở Việt Nam, tôi trót mê đắm mấy câu thơ này của thi sĩ họ Lê:
“… Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì…”
(Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi Ra Biển – Du Tử Lê)
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì…”
(Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi Ra Biển – Du Tử Lê)
Nhưng đó không phải là điều ngẩu nhiên, vì giữa thời người lũ lượt bỏ đi rất đông và mình cũng chẳng còn sự chọn lựa nào hơn ngoài một chuyến ra khơi. Trong niềm tuyệt vọng, một chút le lói cũng đủ để người ta lao về phía trước, dù chỉ là phía của khoảng không căng mắt nhìn cuối biển là, chân mây.
Bấy giờ quê hương còn ở, mà lòng đã chớm se sắt chờ cuộc chia ly; đời chưa im tiếng thở, mà sớm mơ ngày thân xác vẫn trông thấy hướng trôi về, bởi:
"vùi đất lạ thịt xương e khó rã..”
(Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi Ra Biển – Du Tử Lê)
"vùi đất lạ thịt xương e khó rã..”
(Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi Ra Biển – Du Tử Lê)
Bãi Chim, California, 2011