1.
Tất cả, bị ném vào khoảng không tịch lặng, nó đáng sợ như từng cơn ác mộng cho những ai, còn Ông thì vẫn thản nhiên ngồi bên chung trà lịm khói mỗi buổi sáng sương mai gió lạnh, vuốt tờ hoa và nhè nhẹ tay nâng bút. Mặc!!!
2.
Bây giờ, không còn gì ý nghĩa hơn sự im lặng giữa những náo động từ thế giới bao quanh. Thân xác này là sương mai, ánh chớp, mây chiều, nhưng tâm tư đâu là gỗ mục, nên Ông đã hơn một lần quên mình sậy yếu, để ủ thác phận đời vào đường lịch sử bốn ngàn năm dợn sóng. “Quê hương ơi mấy ngàn năm máu lệ, đôi vai gầy dâng trọn cả mùa xuân” (Tuệ Sỹ)
3.
Rồi, từ trong khoảnh khắc thinh lặng của núi lạnh và biển im muôn thuở, chỉ còn chăng tiếng cười vang động của người Ẩn sĩ, thăm thẩm ngân lên từ đỉnh đá ngút ngàn dừng sững, hay rền vang như bài kinh Bát Nhã vô tướng vô sở vi giữa Điện Phật trầm mông lung. Há, chỉ một cổ nhân thi sĩ họ Bùi, mới hiểu được cái cốt cách thần di hồn dịch này sao, mà viết: “với riêng mình (Ông) không thiết chi chuyện nói” (đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ)? Hay như hiện tiền lão đại Phạm Công Thiện, khép kín cửa am, may ra đã “trực nhận đâu đó cái khí phách và thần dụng bãng lãng của nghịch hành thiền” (hai vị thiền sư).
4.
Tấm lòng nhà đạo như nước phẳng
rọi bóng chìm nổi của cõi đời
(Tô Đông Pha)
16.10.2007
Tất cả, bị ném vào khoảng không tịch lặng, nó đáng sợ như từng cơn ác mộng cho những ai, còn Ông thì vẫn thản nhiên ngồi bên chung trà lịm khói mỗi buổi sáng sương mai gió lạnh, vuốt tờ hoa và nhè nhẹ tay nâng bút. Mặc!!!
2.
Bây giờ, không còn gì ý nghĩa hơn sự im lặng giữa những náo động từ thế giới bao quanh. Thân xác này là sương mai, ánh chớp, mây chiều, nhưng tâm tư đâu là gỗ mục, nên Ông đã hơn một lần quên mình sậy yếu, để ủ thác phận đời vào đường lịch sử bốn ngàn năm dợn sóng. “Quê hương ơi mấy ngàn năm máu lệ, đôi vai gầy dâng trọn cả mùa xuân” (Tuệ Sỹ)
3.
Rồi, từ trong khoảnh khắc thinh lặng của núi lạnh và biển im muôn thuở, chỉ còn chăng tiếng cười vang động của người Ẩn sĩ, thăm thẩm ngân lên từ đỉnh đá ngút ngàn dừng sững, hay rền vang như bài kinh Bát Nhã vô tướng vô sở vi giữa Điện Phật trầm mông lung. Há, chỉ một cổ nhân thi sĩ họ Bùi, mới hiểu được cái cốt cách thần di hồn dịch này sao, mà viết: “với riêng mình (Ông) không thiết chi chuyện nói” (đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ)? Hay như hiện tiền lão đại Phạm Công Thiện, khép kín cửa am, may ra đã “trực nhận đâu đó cái khí phách và thần dụng bãng lãng của nghịch hành thiền” (hai vị thiền sư).
4.
Tấm lòng nhà đạo như nước phẳng
rọi bóng chìm nổi của cõi đời
(Tô Đông Pha)
16.10.2007