Còn đây lễ lạc con người
Vườn hoa gác cũ lệ đời đã xa
(Trịnh Công Sơn)
Vạn pháp vô thường, nên danh chẳng thật có. Thân phận con người nổi trôi bọt bèo, hợp tan, biến hiện theo dòng sinh diệt, diệt sinh… Mỗi ngày qua, tôi cảm nghiệm sâu sắc hơn điều này và nhiều thêm nữa từ sự đột biến ngã quỵ, và đột ngột qua đời của người Anh thương quý Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu.
Chỉ trong một khoảnh khắc thời gian thật ngắn ngủi, bằng sự ra đi của chính mình, người nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu đã làm thành một tác phẩm lớn, một bản Thiền Ca, Đạo Ca và Tình Ca Quê Hương bằng những ca từ “sắc không vô hình tướng”, mà vẫn “thơm ngát ý nguyện cầu”… Tác phẩm như tia chớp sáng lòe xẹt ngang trên đỉnh phận con người, bất chợt, bắt mình phải dừng lại giây lát để một lần tự hỏi với chính mình: “là hư hay ảo?”.
Và trong thời khắc vỡ bùng tính giác ấy, biết đâu tất cả chúng ta sẽ có cơ hội tung mình trườn tới, vượt qua mọi trật tự tù ngục hạn hữu của không gian và thời gian, nghĩa là đúng vào cái lúc tia sáng lòe Ngô Mạnh Thu như ngọn thiền trượng vung cao rồi bất thần quật xuống, đánh dội thật mạnh làm đau điếng tận cùng tâm thức đang đóng đầy bụi mờ, thì cũng là lúc ta còn kịp nhận ra, rằng, mình cũng đang mang một “cõi hình phù du”, thì có cần hỏi thêm chi về chuyện “hư hay ảo”…
Từng ngày qua, là những ngày đã mất, điều mà tôi đã cảm nhận kia lại thêm phần thấm đậm qua câu chuyện do anh Tâm Trí Nguyễn Quang Vui kể lại chung quanh cái Pháp danh TÂM HÒA ở một buổi chiều tại ngôi nhà vốn từ lâu đã chẳng còn có ai là chủ, và ai là khách, bởi chủ nhân của nó – Anh Thu – là người thích quanh năm bầu bạn…
Hơn 40 năm trước, sau ngày di cư, hai Anh Thu và Vui đã có cơ duyên quen biết nhau khi theo học trường Nhạc tại Sài Gòn. Thuở ấy cuộc sống hai người thanh niên trai trẻ như đã hòa thành một thể, nhờ Anh Thu có một Bà Mẹ nhất mực thương đám trẻ con bơ vơ “cơm hàng cháo chợ” như thương chính con ruột của mình, để lúc nào cũng san sẻ hòa chung cho chúng một bát cơm đầy, một vóc rau xanh, một đĩa đậu rán trong mọi lúc đói lẫn khi no… Tuổi trẻ các anh lớn dậy hồn nhiên, sung mãn, ấp đầy nhiệt huyết hòa điệu với nhau trong một Tình Thương của Mẹ. Mà chắc cũng nhờ như vậy nên Anh Thu đã sẵn mang một giòng máu đậm tình nhân nghĩa, một tâm hồn hòa ái khi sải bước vào đời giữa lúc quê hương ngập tràn khói lửa chiến chinh, để cất tiếng gọi mời tình thương đồng loại, xóa dấu hận thù đang bao trùm khắp nơi nơi: “Dìu nhau cho nhau nhận rõ lòng nhau… Dìu nhau đưa nhau chạy trốn khổ đau… Dìu nhau qua cơn lo sợ… Xin dìu nhau bằng đôi mắt bao dung cười, và dìu nhau tìm qua hướng chói chang mặt trời. Xin dìu nhau qua khổ đau, xin dìu nhau trong dài lâu…”…
Anh Vui đã gia nhập Gia đình Phật tử sớm hơn Anh Thu, vì thấy nhu cầu văn nghệ đang cần thêm người phụ trách, nên đã rủ Anh Thu cùng tham gia, nhưng bấy giờ Anh Thu chỉ nhận phần hướng dẫn văn nghệ cho gia đình làm chính.
Dần dà vì nhu cầu thăng tiến bản thân và đoàn thể, để trở thành Huynh trưởng chính thức của Gia đình Phật tử thì một trong các yếu tố phải có mà tất cả đoàn viên cần làm là quy y Tam Bảo, như vậy mới thực thụ là Phật tử sống trong khuôn pháp giới đã quy nguyện. Cho nên vì thế mà anh Vui một lần nữa đã nài ép Anh Thu “phải quy y để có Pháp Danh, mới có thể trở thành Huynh Trưởng”. Và nhân khi có đợt quy y do Thầy Tâm Giác chủ trì, anh thúc giục Anh Thu, nhưng lúc này tuy còn rất là trẻ, Anh Thu đã tâm sự: “thật tu thì tự bản thân tu tập được rồi, đâu nhất thiết phải có pháp danh…”. Nhưng rồi anh Vui nằn nỉ mãi, tự động làm luôn giấy xin quy y cho Anh Thu. Và khi Thầy Tâm Giác thiết lễ ghi Phái, đã có lời nhận xét: “… vì thấy cái nét hòa ái, hiền từ thể hiện ngay trong mọi cung cách hành xử và khuôn mặt của anh, nên đặt Pháp danh là TÂM HÒA…”
Vậy là cái pháp danh TÂM HÒA đã có từ lúc đó, mà suốt cả cuộc đời của Anh Thu về sau này luôn thể hiện không một mảy may sai lệch. Trong mọi tình huống cuộc đời, Phật tử Ngô Mạnh Thu đã “lừng lững mà đi” giữa dòng thác lũ oan khiên của mọi thời thế diễn bày muôn trùng sự sai biệt bất đồng…
.......................
Anaheim, buổi tối nơi con phố tình thâm, từ gian nhà nhỏ nhìn ra sân trước, hàng cây cọ tựa hồ đang “đứng lặng trầm tư” ngóng đợi một bóng hình thân quen từ đây sẽ không còn dịp quày lại. Ánh đèn vàng hắt hiu từ một góc tường phả ra không đủ làm sáng hết căn phòng nhỏ, nhưng vẫn đủ làm nên một sự ấm cúng đang là điều rất cần thiết cho gia đình, và cả cho chúng tôi ở vào cái khoảnh khắc nặng nhọc đang tập nhẫn chịu một sự thay đổi đột ngột và lớn lao, sự ra đi vĩnh viễn của Anh Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu.
Nhìn sâu trong đôi mắt của người đang kể chuyện – anh Tâm Trí Quang Vui – có điều gì như sóng xô từ một cõi trùng khơi kéo vào tận bãi sâu, quấn quít, lôi kéo nhau tạo thành âm ba của bản tình ca dạt dào, bãi bờ lưu luyến, rồi cũng có lúc phải cuốn rút xa xôi, trở ra miền vô tận. Câu chuyện có lúc như ánh lửa bập bùng giữa đêm sâu, có lúc như lửa... rưng rưng khóc!!!
Lửa thắp lên soi rạng ba nghìn phương thế giới “trầm lời biển dâu”, lửa khơi nguồn từ một thuở vang vang bản Trường Ca do Anh Thu sáng tác, anh Vui đã có phần góp công tổng phổ và phân phổ…
.......................
Anaheim, tháng ngày in hằn nỗi nhớ… nơi chốn ngày xưa tôi hồ mơ nghe như quyện giữa mùi hương thoang thoảng tỏa ra từ bát nhang trên bàn thờ Phật, vang vang có tiếng dép lẹp xẹp, và bóng dáng Anh Thu hiện rõ sau mảng tường vôi trắng với nụ cười hân hoan như thể lúc nào cũng sẵn lòng chờ bạn đến chơi, rồi tiếng róc rách mỗi khi Anh nâng ấm rót trà thơm ra tách:
Mời nhau một chum trà thơm
Thơm từ tâm, thơm lừng hương Đạo
Thơm nghĩa bầu bạn, thơm tình anh em
Dòng sông Trăng sáng êm êm
Tâm Hòa vụt nở bên thềm Lăng Nghiêm…
(Uyên Nguyên)
Bộ đồ nhật bình màu lam nhạt, hay nâu sòng là điều đã vĩnh viễn ghi khắc đậm sâu trong cõi ức tôi hình ảnh hiền hòa và chân chất thể hiện trong từng động tác của Anh, và cũng từ cái cung cách bình dị trong đời sống thường nhật ấy, tôi cảm nhận dung chất hài HÒA thoát ra từ TÂM Anh dẫu “sắc không vô hình tướng”, vậy mà đã đủ sức tỏa vào cái thế giới ba nghìn phương “trầm lời biển dâu” một sự bình yên “thơm ngát ý nguyện cầu”.
Mời nhau, ta mời nhau
Chum trà thơm, thơm lừng hương Đạo
Thơm tình Anh, thơm nghĩa ân sâu
Dòng Sông Trăng sáng bấy lâu
Quày Kim Cang đổ bên cầu nhân sinh.
(Uyên Nguyên)
Mỗi ngày qua, là những ngày đã mất, biết tìm đâu giữa không khí ngột ngạt của địa cầu lao ngục một chút tự do đích thực, “như con chim trong lồng thèm bầu trời bên kia màn lưới, như con én trong chậu mơ sống lại biển rộng sông dài. Là con người trên trái đất, ai không yêu tự do... Tự do ơi…”…
Hôm nay, Anh Ngô Mạnh Thu đã vươn cánh bay về miền tự do đích thực, và ở đó tiếng vỗ cánh vẫn đồng vọng âm ba một bản tình ca Quê hương thiết tha, báo hiệu sự bắt đầu của một vụ mùa thanh bình: “tôi đã thấy từ đồng hoang lúa ngô đã xanh tốt trổ bông. Tôi đã thấy từ bờ tre tiếng ai cười nói vang trên ruộng đồng. Tôi đã thấy từ dòng sông tiếng mái chèo khua nước thật đông. Tôi đã thấy người nhìn nhau… Tôi đã thấy từng bàn tay run run mừng đón nhau trên đường về… Tôi đã thấy ngọn triều lên xóa tan đi dấu nhăn trên cát mềm… Tôi đã thấy đường sạch trơn đưa tôi về tháng năm dịu hiền…”...
.......................
Anaheim, những ngày tháng không quên, tôi ngồi đây bên cạnh người bạn già của Anh Thu – Tâm Trí Nguyễn Quang Vui – để nghe Lửa, “Lửa lên! Lửa lên! Lửa ơi... Lửa mang nguồn sống vô biên về... Lửa lên!... Lửa ơi!...”. Lửa tỏa bùng, Lửa thâm trầm, Lửa hòa nhập trong cung điệu người kể và thấm biến vào lòng người nghe…
Lửa rưng rưng khóc!!!
Thì ra, lúc sống cho đến ngày ra đi, bản thân của người Huynh trưởng khả kính Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu đã là một bản trường ca bất tuyệt, như chính là ngọn lửa kia một thời cháy bỏng, chan hòa, nhập vào hồn người. Lửa phát tỏa nghìn tia ấm cho cõi đời thôi băng giá… Rồi mai, sẽ còn nguyên vẹn đây một ngọn lửa sáng rực, như ánh đuốc soi đường cho bao thế hệ các em của Anh tiếp bước, như lời nguyện Anh đã nhắn nhủ: “Chúng con xin nguyện theo bước Thầy, như ngày nào tim hồng Quảng Đức, đã nêu cao nguồn đạo Từ Bi, bao nhiêu năm nay còn sáng soi. Chúng con xin nguyện theo bước Thầy, Tâm Bồ Đề vẫn hằng kiên cố, quyết hy sinh vì đạo Từ Bi, đem yêu thương xóa mờ oán thù… Trong tăm tối Hương Sen tỏa ngát, trong u sầu Hoan hỷ tràn dâng, trong nguy khó nêu cao Đại Dũng, không phân vân không chút ngập ngừng…”…
Giờ đây, trong mọi thế cách khác nhau, mỗi chúng ta với tình thương và lòng trọng nể Anh Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu, đã dành tặng cho anh nhiều cái tên, nhiều tước vị, và một vị trí... Đứng trước hoàn cảnh đó, bao giờ và vẫn bao giờ, với Anh Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu, cũng chỉ có một lời nói tưởng chừng rất bâng quơ: “Thì cứ để đó”, bởi Anh Thu muôn đời vẫn là Anh Thu chứ không thể là ai khác biệt. Anh Thu không nhận tên, và cũng không nhận mọi tước vị, dù điều đó rất xứng đáng. Nhưng cũng không có nghĩa là Anh hờ hững với mọi tấm lòng thương kính trông cậy nơi Anh... nên Anh chỉ nhận việc, để một đời miệt mài với cái công việc rất bình thường của NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN DÒNG SÔNG TRĂNG...
.......................
Anh Thu ơi,
Hôm nay ngày tiễn Anh, em hồ mơ thấy một Dòng Sông năm cũ, một ánh Trăng xưa vằng vặc đêm sâu đã chan hòa với Lửa, và người lái đò Ngô Mạnh Thu đã khua mái chèo xuôi về Giác Ngạn. Anh với Sông, với Trăng, với Lửa đã hóa thành một, còn lại em nơi này nâng chum trà kính tiễn:
Mời Anh chum trà cuối
Ngày tiễn nhau về đâu?
Hương lừng thơm chín suối
Chén cạn một mùa vui
Dòng sông trăng ngày đó
Sông với trăng đâu còn
Người lái đò xa khuất
Một vòng Không Như Không
(Uyên Nguyên)
Thương tiếc tiễn Anh Ngô Mạnh Thu, Pháp danh TÂM HÒA…
Mùa Vu Lan Phật lịch 2548
Garden Grove, California, USA.
25 tháng 8 năm 2004,
Vườn hoa gác cũ lệ đời đã xa
(Trịnh Công Sơn)
Vạn pháp vô thường, nên danh chẳng thật có. Thân phận con người nổi trôi bọt bèo, hợp tan, biến hiện theo dòng sinh diệt, diệt sinh… Mỗi ngày qua, tôi cảm nghiệm sâu sắc hơn điều này và nhiều thêm nữa từ sự đột biến ngã quỵ, và đột ngột qua đời của người Anh thương quý Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu.
Chỉ trong một khoảnh khắc thời gian thật ngắn ngủi, bằng sự ra đi của chính mình, người nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu đã làm thành một tác phẩm lớn, một bản Thiền Ca, Đạo Ca và Tình Ca Quê Hương bằng những ca từ “sắc không vô hình tướng”, mà vẫn “thơm ngát ý nguyện cầu”… Tác phẩm như tia chớp sáng lòe xẹt ngang trên đỉnh phận con người, bất chợt, bắt mình phải dừng lại giây lát để một lần tự hỏi với chính mình: “là hư hay ảo?”.
Và trong thời khắc vỡ bùng tính giác ấy, biết đâu tất cả chúng ta sẽ có cơ hội tung mình trườn tới, vượt qua mọi trật tự tù ngục hạn hữu của không gian và thời gian, nghĩa là đúng vào cái lúc tia sáng lòe Ngô Mạnh Thu như ngọn thiền trượng vung cao rồi bất thần quật xuống, đánh dội thật mạnh làm đau điếng tận cùng tâm thức đang đóng đầy bụi mờ, thì cũng là lúc ta còn kịp nhận ra, rằng, mình cũng đang mang một “cõi hình phù du”, thì có cần hỏi thêm chi về chuyện “hư hay ảo”…
Từng ngày qua, là những ngày đã mất, điều mà tôi đã cảm nhận kia lại thêm phần thấm đậm qua câu chuyện do anh Tâm Trí Nguyễn Quang Vui kể lại chung quanh cái Pháp danh TÂM HÒA ở một buổi chiều tại ngôi nhà vốn từ lâu đã chẳng còn có ai là chủ, và ai là khách, bởi chủ nhân của nó – Anh Thu – là người thích quanh năm bầu bạn…
Hơn 40 năm trước, sau ngày di cư, hai Anh Thu và Vui đã có cơ duyên quen biết nhau khi theo học trường Nhạc tại Sài Gòn. Thuở ấy cuộc sống hai người thanh niên trai trẻ như đã hòa thành một thể, nhờ Anh Thu có một Bà Mẹ nhất mực thương đám trẻ con bơ vơ “cơm hàng cháo chợ” như thương chính con ruột của mình, để lúc nào cũng san sẻ hòa chung cho chúng một bát cơm đầy, một vóc rau xanh, một đĩa đậu rán trong mọi lúc đói lẫn khi no… Tuổi trẻ các anh lớn dậy hồn nhiên, sung mãn, ấp đầy nhiệt huyết hòa điệu với nhau trong một Tình Thương của Mẹ. Mà chắc cũng nhờ như vậy nên Anh Thu đã sẵn mang một giòng máu đậm tình nhân nghĩa, một tâm hồn hòa ái khi sải bước vào đời giữa lúc quê hương ngập tràn khói lửa chiến chinh, để cất tiếng gọi mời tình thương đồng loại, xóa dấu hận thù đang bao trùm khắp nơi nơi: “Dìu nhau cho nhau nhận rõ lòng nhau… Dìu nhau đưa nhau chạy trốn khổ đau… Dìu nhau qua cơn lo sợ… Xin dìu nhau bằng đôi mắt bao dung cười, và dìu nhau tìm qua hướng chói chang mặt trời. Xin dìu nhau qua khổ đau, xin dìu nhau trong dài lâu…”…
Anh Vui đã gia nhập Gia đình Phật tử sớm hơn Anh Thu, vì thấy nhu cầu văn nghệ đang cần thêm người phụ trách, nên đã rủ Anh Thu cùng tham gia, nhưng bấy giờ Anh Thu chỉ nhận phần hướng dẫn văn nghệ cho gia đình làm chính.
Dần dà vì nhu cầu thăng tiến bản thân và đoàn thể, để trở thành Huynh trưởng chính thức của Gia đình Phật tử thì một trong các yếu tố phải có mà tất cả đoàn viên cần làm là quy y Tam Bảo, như vậy mới thực thụ là Phật tử sống trong khuôn pháp giới đã quy nguyện. Cho nên vì thế mà anh Vui một lần nữa đã nài ép Anh Thu “phải quy y để có Pháp Danh, mới có thể trở thành Huynh Trưởng”. Và nhân khi có đợt quy y do Thầy Tâm Giác chủ trì, anh thúc giục Anh Thu, nhưng lúc này tuy còn rất là trẻ, Anh Thu đã tâm sự: “thật tu thì tự bản thân tu tập được rồi, đâu nhất thiết phải có pháp danh…”. Nhưng rồi anh Vui nằn nỉ mãi, tự động làm luôn giấy xin quy y cho Anh Thu. Và khi Thầy Tâm Giác thiết lễ ghi Phái, đã có lời nhận xét: “… vì thấy cái nét hòa ái, hiền từ thể hiện ngay trong mọi cung cách hành xử và khuôn mặt của anh, nên đặt Pháp danh là TÂM HÒA…”
Vậy là cái pháp danh TÂM HÒA đã có từ lúc đó, mà suốt cả cuộc đời của Anh Thu về sau này luôn thể hiện không một mảy may sai lệch. Trong mọi tình huống cuộc đời, Phật tử Ngô Mạnh Thu đã “lừng lững mà đi” giữa dòng thác lũ oan khiên của mọi thời thế diễn bày muôn trùng sự sai biệt bất đồng…
.......................
Anaheim, buổi tối nơi con phố tình thâm, từ gian nhà nhỏ nhìn ra sân trước, hàng cây cọ tựa hồ đang “đứng lặng trầm tư” ngóng đợi một bóng hình thân quen từ đây sẽ không còn dịp quày lại. Ánh đèn vàng hắt hiu từ một góc tường phả ra không đủ làm sáng hết căn phòng nhỏ, nhưng vẫn đủ làm nên một sự ấm cúng đang là điều rất cần thiết cho gia đình, và cả cho chúng tôi ở vào cái khoảnh khắc nặng nhọc đang tập nhẫn chịu một sự thay đổi đột ngột và lớn lao, sự ra đi vĩnh viễn của Anh Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu.
Nhìn sâu trong đôi mắt của người đang kể chuyện – anh Tâm Trí Quang Vui – có điều gì như sóng xô từ một cõi trùng khơi kéo vào tận bãi sâu, quấn quít, lôi kéo nhau tạo thành âm ba của bản tình ca dạt dào, bãi bờ lưu luyến, rồi cũng có lúc phải cuốn rút xa xôi, trở ra miền vô tận. Câu chuyện có lúc như ánh lửa bập bùng giữa đêm sâu, có lúc như lửa... rưng rưng khóc!!!
Lửa thắp lên soi rạng ba nghìn phương thế giới “trầm lời biển dâu”, lửa khơi nguồn từ một thuở vang vang bản Trường Ca do Anh Thu sáng tác, anh Vui đã có phần góp công tổng phổ và phân phổ…
.......................
Anaheim, tháng ngày in hằn nỗi nhớ… nơi chốn ngày xưa tôi hồ mơ nghe như quyện giữa mùi hương thoang thoảng tỏa ra từ bát nhang trên bàn thờ Phật, vang vang có tiếng dép lẹp xẹp, và bóng dáng Anh Thu hiện rõ sau mảng tường vôi trắng với nụ cười hân hoan như thể lúc nào cũng sẵn lòng chờ bạn đến chơi, rồi tiếng róc rách mỗi khi Anh nâng ấm rót trà thơm ra tách:
Mời nhau một chum trà thơm
Thơm từ tâm, thơm lừng hương Đạo
Thơm nghĩa bầu bạn, thơm tình anh em
Dòng sông Trăng sáng êm êm
Tâm Hòa vụt nở bên thềm Lăng Nghiêm…
(Uyên Nguyên)
Bộ đồ nhật bình màu lam nhạt, hay nâu sòng là điều đã vĩnh viễn ghi khắc đậm sâu trong cõi ức tôi hình ảnh hiền hòa và chân chất thể hiện trong từng động tác của Anh, và cũng từ cái cung cách bình dị trong đời sống thường nhật ấy, tôi cảm nhận dung chất hài HÒA thoát ra từ TÂM Anh dẫu “sắc không vô hình tướng”, vậy mà đã đủ sức tỏa vào cái thế giới ba nghìn phương “trầm lời biển dâu” một sự bình yên “thơm ngát ý nguyện cầu”.
Mời nhau, ta mời nhau
Chum trà thơm, thơm lừng hương Đạo
Thơm tình Anh, thơm nghĩa ân sâu
Dòng Sông Trăng sáng bấy lâu
Quày Kim Cang đổ bên cầu nhân sinh.
(Uyên Nguyên)
Mỗi ngày qua, là những ngày đã mất, biết tìm đâu giữa không khí ngột ngạt của địa cầu lao ngục một chút tự do đích thực, “như con chim trong lồng thèm bầu trời bên kia màn lưới, như con én trong chậu mơ sống lại biển rộng sông dài. Là con người trên trái đất, ai không yêu tự do... Tự do ơi…”…
Hôm nay, Anh Ngô Mạnh Thu đã vươn cánh bay về miền tự do đích thực, và ở đó tiếng vỗ cánh vẫn đồng vọng âm ba một bản tình ca Quê hương thiết tha, báo hiệu sự bắt đầu của một vụ mùa thanh bình: “tôi đã thấy từ đồng hoang lúa ngô đã xanh tốt trổ bông. Tôi đã thấy từ bờ tre tiếng ai cười nói vang trên ruộng đồng. Tôi đã thấy từ dòng sông tiếng mái chèo khua nước thật đông. Tôi đã thấy người nhìn nhau… Tôi đã thấy từng bàn tay run run mừng đón nhau trên đường về… Tôi đã thấy ngọn triều lên xóa tan đi dấu nhăn trên cát mềm… Tôi đã thấy đường sạch trơn đưa tôi về tháng năm dịu hiền…”...
.......................
Anaheim, những ngày tháng không quên, tôi ngồi đây bên cạnh người bạn già của Anh Thu – Tâm Trí Nguyễn Quang Vui – để nghe Lửa, “Lửa lên! Lửa lên! Lửa ơi... Lửa mang nguồn sống vô biên về... Lửa lên!... Lửa ơi!...”. Lửa tỏa bùng, Lửa thâm trầm, Lửa hòa nhập trong cung điệu người kể và thấm biến vào lòng người nghe…
Lửa rưng rưng khóc!!!
Thì ra, lúc sống cho đến ngày ra đi, bản thân của người Huynh trưởng khả kính Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu đã là một bản trường ca bất tuyệt, như chính là ngọn lửa kia một thời cháy bỏng, chan hòa, nhập vào hồn người. Lửa phát tỏa nghìn tia ấm cho cõi đời thôi băng giá… Rồi mai, sẽ còn nguyên vẹn đây một ngọn lửa sáng rực, như ánh đuốc soi đường cho bao thế hệ các em của Anh tiếp bước, như lời nguyện Anh đã nhắn nhủ: “Chúng con xin nguyện theo bước Thầy, như ngày nào tim hồng Quảng Đức, đã nêu cao nguồn đạo Từ Bi, bao nhiêu năm nay còn sáng soi. Chúng con xin nguyện theo bước Thầy, Tâm Bồ Đề vẫn hằng kiên cố, quyết hy sinh vì đạo Từ Bi, đem yêu thương xóa mờ oán thù… Trong tăm tối Hương Sen tỏa ngát, trong u sầu Hoan hỷ tràn dâng, trong nguy khó nêu cao Đại Dũng, không phân vân không chút ngập ngừng…”…
Giờ đây, trong mọi thế cách khác nhau, mỗi chúng ta với tình thương và lòng trọng nể Anh Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu, đã dành tặng cho anh nhiều cái tên, nhiều tước vị, và một vị trí... Đứng trước hoàn cảnh đó, bao giờ và vẫn bao giờ, với Anh Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu, cũng chỉ có một lời nói tưởng chừng rất bâng quơ: “Thì cứ để đó”, bởi Anh Thu muôn đời vẫn là Anh Thu chứ không thể là ai khác biệt. Anh Thu không nhận tên, và cũng không nhận mọi tước vị, dù điều đó rất xứng đáng. Nhưng cũng không có nghĩa là Anh hờ hững với mọi tấm lòng thương kính trông cậy nơi Anh... nên Anh chỉ nhận việc, để một đời miệt mài với cái công việc rất bình thường của NGƯỜI LÁI ĐÒ TRÊN DÒNG SÔNG TRĂNG...
.......................
Anh Thu ơi,
Hôm nay ngày tiễn Anh, em hồ mơ thấy một Dòng Sông năm cũ, một ánh Trăng xưa vằng vặc đêm sâu đã chan hòa với Lửa, và người lái đò Ngô Mạnh Thu đã khua mái chèo xuôi về Giác Ngạn. Anh với Sông, với Trăng, với Lửa đã hóa thành một, còn lại em nơi này nâng chum trà kính tiễn:
Mời Anh chum trà cuối
Ngày tiễn nhau về đâu?
Hương lừng thơm chín suối
Chén cạn một mùa vui
Dòng sông trăng ngày đó
Sông với trăng đâu còn
Người lái đò xa khuất
Một vòng Không Như Không
(Uyên Nguyên)
Thương tiếc tiễn Anh Ngô Mạnh Thu, Pháp danh TÂM HÒA…
Mùa Vu Lan Phật lịch 2548
Garden Grove, California, USA.
25 tháng 8 năm 2004,