Lời thưa: Bài viết này, được viết vào những năm 2005, và cho đến nay, nhiều sự kiện thương tâm tương tợ vẫn cứ xảy ra, dù ở cấp độ nhẹ hay thô bạo, nên vẫn còn là nỗi đau, mất mát của một dân tộc. Bài viết lúc bấy giờ, tuy nhằm phổ biến trong nội bộ hàng ngũ anh em áo lam Gia đình Phật tử, nhưng ít lâu lại thấy xuất hiện lần đầu tiên trên trang mạng của Tuổi Trẻ Lên Đường, rồi tiếp sau là nhiều trang mạng khác. Bài mang bút hiệu là pháp danh, Quảng Pháp, vì người viết trong thời gian này là Phó Quản Trị Điều Hành của Ban Hướng Dẫn GĐPT miền Tây Nam Hoa Kỳ. Hôm nay nhân đọc bản tin trên trang RFI, hoàn cảnh trùng lập, lại thấy động lòng, nhớ lại, mà đem bài viết cũ về trang blog này, mong chia sẻ lần nữa với bạn đọc gần xa...
Tôi được xem hai tấm ảnh, là con trai của anh Trần Nghiệp Hùng, một trong chín nạn nhân đã bỏ mình trên Vịnh Bắc Bộ hôm mùng 8 tháng Giêng, 2005, do tàu tuần duyên Trung Hoa vô cớ nả súng sát hại. Cả hai tấm ảnh, cháu Mạnh đều mếu máo trông thật tội nghiệp. Người xem động lòng, ít nhiều cũng nước mắt lưng tròng.
Ở chừng tuổi ấy, với sức hiểu biết tối thiểu của một đứa bé 13 tuổi như cháu Mạnh, hẳn đã đủ cảm nhận niềm đau xót xa khi mất Cha. Nhưng có điều chắc chắn là cháu Mạnh, và em gái 9 tuổi của cháu - bé Thúy - vẫn chưa thể lý giải nổi, rằng: tại sao con người có thể đối xử tàn bạo với đồng loại như thế!?
Những viên đạn chì, khi tuôn ra khỏi họng súng đều có một mục tiêu nhất định, nhưng bất luận là với lý do nào, ở những trường hợp cận cùng, nó giữ một chức năng chính yếu là “hạ sát”.
Vậy mà, khi người ta cầm vũ khí trên tay, chuẩn bị gây tổn thương cho một người nào khác, lại không thấy được sự tàn nhẫn đang rập rình bên họng súng. Như trường hợp của hai cháu bé Mạnh và Thúy, sự tàn nhẫn của những loạt đạn vốn không bắn ra từ họng súng đen ngòm, mà xuất phát từ những con tim đồng loại khô máu, nó xuyên thủng lồng ngực của anh Trần Nghiệp Hùng, cướp lấy sinh phần lam lũ của một kẻ nghèo vô tội, nhưng nó đồng thời, là những loạt đạn ghim sâu vào tâm hồn thơ ấu của các em bé như Thúy và Mạnh, những vết thủng cả đời không bao giờ lành lặn lại được.
Người ta nói súng đạn không có mắt, vậy thì làm sao nó thấy được mục tiêu để nhắm tới. Như vậy, đích thị con người đã gán lên họng súng một con mắt thật, mà con mắt ấy không khác hơn chính là con mắt của những kẻ đang xử dụng các loại vũ khí một cách vô tâm, để khi con mắt ấy “ghét” ai, nó không ngần ngại nảy cò. Và như vừa nói trên, bất luận với lý do chính đáng hoặc không chính đáng, chức năng chính yếu của các loại võ khí được chế tạo ra là nhằm hạ sát, thì làm sao tránh được sự thương, vong.
Trong phim “I-robot”, tôi thấm thía một câu phát biểu của một trong những nhân vật chính: “Sự dốt nát của con người là chế tạo ra những thằng người máy thông minh hơn cả chính mình”, khoa học có phần tai ương là ở chỗ này, vì rút cuộc lại, con người là chủ nhân ông của mọi sản phẩm chiến tranh, là thủ phạm đã dấy tạo nên không khí nóng sốt cho quả địa cầu. Con người đang khát khao hòa bình, nhưng cùng lúc cũng chính con người mở ra những trận chiến khốc liệt khác, bằng vô số những sáng minh khoa học phục vụ cho dục vọng chinh phục và quyền lực xâm lăng, mà ẩn tàng đâu đó trong một góc xó mờ tối của tâm hồn, con người vẫn mãi nuôi dưỡng mầm móng man dã thời trung cổ, để khi có dịp là nó nẩy nở, tạo nên những hành vi cực kỳ tàn bạo.
“Giết”, bất luận trong mọi thời đại nào, vẫn là một hình thức sinh hoạt man dã của xã hội cộng đồng nhân loại tiến bộ. Không ai muốn cổ súy điều đó, như ngay khi tòa án phải tuyên bố hành hình một kẻ nào trót vi phạm những quy luật đạo đức xã hội ở mức độ không thể dung thứ, như thái độ răn đe những kẻ khác. Nhưng “giết”, tự nó chưa hề là một loại hình luân lý xã hội được chấp nhận tuyệt đối, như một hành vi hữu hiệu để làm giảm thiểu mọi khủng hoảng trong đời sống hiện nay. Một ngày, ở trên mặt đất này nếu còn tiếp diễn những cuộc tàn sát giữa con người với con người, thì ngày đó thế giới này, thời đại này không thể được đánh giá là một thời đại văn minh.
Trong một ý nghĩa tương đối, mỗi chúng ta đều có trách trong việc làm giảm thiểu đi những hành vi tàn sát ấy, thiện ác đều khởi từ tâm địa của con người, loài động vật mà với trí óc thông minh có thể dùng bất cứ một biện pháp và phương tiện nào, để biến tất cả trở thành vũ khí độc hại, gây tổn thương cho kẻ khác.
Cho nên hôm nay, điều tôi mong ước chia sẻ cùng Anh-Chị-Em Áo Lam qua cái chết oan khiên của anh Trần Nghiệp Hùng, đưa đến đời sống cút côi của hai em Thúy và Mạnh, và xa hơn nó còn dấy lên sự bất hòa giữa các thể chế quốc gia, các cộng đồng dân tộc, và dĩ nhiên nó cũng có thể là mầm móng cho ngòi chiến tranh manh mún bùng nổ…, và tất cả những gì tôi đang chia sẻ đó, không với ý nghĩa gây thêm lòng oán cừu và nuôi lớn ý chí phục thù, vì sự phục thù thường biểu tỏ bằng nhiều cách, nó ăn sâu và sẽ lệch lạc do những điều mà có khi chúng ta vẫn thường lầm tưởng nó bắt nguồn bởi do tinh thần “tự ái dân tộc”, hệt như đã có rất nhiều lần chúng ta được nghe và thấy trên các tờ báo ở Nga Xô mới đây, diễn bày cái kiểu cách “tự ái dân tộc” của một thiểu số thanh niên da trắng, ghét cay ghét đắng cộng đồng người Á Châu da vàng, nên đã có những hành động đẫm máu thô bạo. Cái đó không thể là biểu hiện của tinh thần “tự ái dân tộc”, mà là một tâm hồn yếu đuối, đầy dãy sự kỳ thị và bệnh hoạn.
Song, là người Việt Nam khi đứng trước những xúc phạm nghiêm trọng như trường hợp của anh Trần Nghiệp Hùng và 8 nạn nhân khác trên con tàu giữa biển, vốn đã sẵn sự bấp bênh, thì thái độ yên lặng và thụ động của những người còn lại cũng chẳng khác nào cái thứ kỳ thị quái dị, một thứ kỳ thị giữa người với người, ngay chính với nòi giống của mình, một thứ kỳ thị đáng khinh miệt.
Ai đã sinh ra đều có quyền được sống như nhau, và để sống, con người ta cần có những hỗ tương nhất định. Và để tồn tại, chúng ta không thể mặc tình làm ngơ trước những nỗi đau của đồng loại và đồng bào mình.
Hơn lúc nào hết, tiếng nói công bình vẫn cần gióng lên vang vọng khắp mặt địa cầu, bởi nhân loại mỗi ngày đã thấm thía hơn, để biết quý trọng hơn Hòa Bình từ những bài học oan nghiệt suốt một thiên niên kỷ đầy máu và nước mắt. Những tay súng đã sát hại những ngư phủ Việt Nam một ngày rồi cũng sẽ bừng tỉnh, khi phải đón nhận những kỷ luật thích đáng nhằm duy trì một xã hội đại đồng ổn định. Và nếu đã hiểu được việc làm nông nổi của mình, họ sẽ thấy rằng những loạt đạn mà họ đã bắn ra, nó không riêng ghim vào tấm thân tội nghiệp của anh Trần Nghiệp Hùng, mà nó đã xuyên qua hàng triệu Trái Tim Việt Nam. Và cũng chính vì thế, sự nằm xuống của anh Trần Nghiệp Hùng, và 8 đồng bào ngư phủ Việt Nam khác, sẽ là dấu hiệu cho những tâm hồn Việt Nam yêu nước đứng thẳng dậy.
Quả, nếu có sự bạc nhược của một thiểu số lãnh đạo Nhà nước Việt Nam hiện nay đang khúm núm, dè dặt vì đã trót nhận những quyền lợi bất chính từ quan thầy Trung Cộng, hoặc giã trước những thái độ bao che và vu cáo trắng trợn của chính phủ Trung Hoa cùng sự ngoan cố của những người đã tạo ra những vết thương đau lòng lên thân thể Việt Nam, thì một lúc nào mà chúng ta còn tự thấy mình đang mang trong người giòng máu Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến thì không thể bàng quan tọa thị. Ông Cha ta không cất quân đi giành đất xứ người, nhưng cũng không ngồi yên nhìn người lấy đi một tấc đất nào mà nhiều đời Tổ Tông dày bồi.
Nhưng ở đây, thể hiện tinh thần dân tộc cũng không nghĩa là cổ súy lòng căm thù dâng cao nhằm thể hiện những hành vi tàn sát tương tự. Súng đạn là những vật dụng vô tri vô giác do chính con người chế tạo nên, nhưng điều đáng nói là con người đã vô tâm sử dụng những vật vô tri này như một phương tiện biết nhắm vào những kẻ mà ta thù ghét để truy diệt lẫn nhau. Chúng ta trừng trị kẻ ác, nhưng đồng lúc chúng ta cũng đừng biến mình thành một loại kẻ ác mới. Đời sống sẽ tiếp diễn và bao trùm những ngày tháng mà ở đó lòng sân hận luôn ngự trị. Tuổi thọ của chúng ta rồi cũng sẽ bị đe dọa trầm trọng, và cả tuổi thọ của quả đất này cũng có nguy cơ giảm đi cho đến một ngày vỡ tung.
Thể hiện tinh thần dân tộc, lúc này không gì khác hơn, mỗi công dân Việt Nam phải bày tỏ sự kiên cường và bất khuất của mình, không đắm chìm trong nỗi sợ hãi của bóng ma chủ nghĩa độc tôn được dựng lên như một bức tường chắn ô nhục hơn 3 thập niên qua trên quê hương đất nước. Nó chắn mất tấm lòng của người Việt Nam thương yêu nhau, nó làm ngăn trở bước tiến sáng lạng của cả Dân tộc và, ngay trong hiện tại, nó không đủ sức bảo bộc tấm thân Việt Nam, mà ngược lại đã làm tấm bình phong để che chắn cho những thế lực hắc ám ngoại bang tàn sát giống nòi mình. Hãy cởi trói để tự cứu lấy mình, và giải thoát dân tộc mình!
Người Việt Nam từ ngày xưa không ôm giữ mối thù sâu, nhưng cũng không phải là giống người yếu hèn trước những thế lực hung hãn, rồi khi đứng trước những thế lực vũ bão tưởng như đã nhiều phen quét sạch giải đất cong cong hình chữ S, thì điều đáng tự hào là Người Việt Nam có dư thừa tính kiên cường và trí khôn ngoan để chọn lựa phương cách hành động thích hợp, mà toàn bộ trên quá trình sống còn lịch sử Dân Tộc ấy, điểm nổi bật nhất là người Việt Nam mang một cõi lòng Từ Bi Bác Ái vô biên, như một đặc tính đặc thù bất biến.
Đứng ở góc cạnh của một Phật tử tại gia, của những Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, cả hai thái độ, dù gọi là “sinh hoạt thuần túy tôn giáo” hay “chính trị”, hiểu và hành theo lăng kính Đại Thừa đều không thể tách rời riêng biệt, có khi nó là một, nhưng không có nghĩa là hành động phải giống như hệt. Nó còn tùy thuộc vào mỗi vấn đề mà chúng ta cần giải quyết, và cũng tùy thuộc vào tâm thức của mỗi cá thể con người đang giữ nhiệm vụ hành động.
Do vậy, Lá Thư Gởi Bạn Lam kỳ này (11), tôi hiểu sẽ có Anh Chị thắc mắc rằng tại sao tôi lại chia sẻ một sự kiện rất “Đời” như thế, nhưng nếu nói “Đạo” mà không chuyên chỡ được việc “Đời”, thì Đạo ấy có phải là Đạo không!? Và thử hỏi, đời sống của Anh Trần Nghiệp Hùng nói riêng và của hơn 80 triệu đồng bào Việt Nam nói chung hiện nay, có can dự gì đến chúng ta không? Câu trả lời tôi tin đã có ngay trong tim, chảy ròng trong huyết quản của quý Anh-Chị-Em rồi.
Tin rằng dòng máu Lạc Hồng dù ở nơi nào cũng chảy xuôi về biển lớn, hòa nhập và lưu vận trong mạch nguồn Dân Tộc Việt Nam, để cùng nhau nuôi dưỡng và bảo vệ nét đẹp muôn đời của Tổ Tông.
Hình: Google Images
|
Tôi được xem hai tấm ảnh, là con trai của anh Trần Nghiệp Hùng, một trong chín nạn nhân đã bỏ mình trên Vịnh Bắc Bộ hôm mùng 8 tháng Giêng, 2005, do tàu tuần duyên Trung Hoa vô cớ nả súng sát hại. Cả hai tấm ảnh, cháu Mạnh đều mếu máo trông thật tội nghiệp. Người xem động lòng, ít nhiều cũng nước mắt lưng tròng.
Ở chừng tuổi ấy, với sức hiểu biết tối thiểu của một đứa bé 13 tuổi như cháu Mạnh, hẳn đã đủ cảm nhận niềm đau xót xa khi mất Cha. Nhưng có điều chắc chắn là cháu Mạnh, và em gái 9 tuổi của cháu - bé Thúy - vẫn chưa thể lý giải nổi, rằng: tại sao con người có thể đối xử tàn bạo với đồng loại như thế!?
Những viên đạn chì, khi tuôn ra khỏi họng súng đều có một mục tiêu nhất định, nhưng bất luận là với lý do nào, ở những trường hợp cận cùng, nó giữ một chức năng chính yếu là “hạ sát”.
Không ít người, trong đó có cả những đứa trẻ với tuổi đời còn rất non nớt đã không may tử vong vì súng đạn. Nên người ta đã có rất nhiều lời bình phẩm, phê phán, và đưa ra hàng ngàn cách thức khống chế việc lạm dụng vũ khí như một vấn nạn đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi giới, mà hình ảnh gây ấn tượng nhiều nhất là hàng năm ở Hoa Kỳ, người ta thường khuyến khích thu nạp, rồi đem hàng loạt loại súng ống trải đầy trên mặt đường, dùng xe ủi đất cán nát, như một biểu thị tích cực trong việc phòng chống tệ nạn tử vong do vũ khí gây nên. Có điều những “kẻ sát nhân” không phải chỉ có súng đạn, mà đích thị là con người. Và nếu thử làm một hành động ngược lại, nghĩa là đem con người bỏ ra đất, rồi cũng dùng hình thức ủi lô cán nát…, thì như lại thấy là man rợ và tàn nhẫn quá!!!
Vậy mà, khi người ta cầm vũ khí trên tay, chuẩn bị gây tổn thương cho một người nào khác, lại không thấy được sự tàn nhẫn đang rập rình bên họng súng. Như trường hợp của hai cháu bé Mạnh và Thúy, sự tàn nhẫn của những loạt đạn vốn không bắn ra từ họng súng đen ngòm, mà xuất phát từ những con tim đồng loại khô máu, nó xuyên thủng lồng ngực của anh Trần Nghiệp Hùng, cướp lấy sinh phần lam lũ của một kẻ nghèo vô tội, nhưng nó đồng thời, là những loạt đạn ghim sâu vào tâm hồn thơ ấu của các em bé như Thúy và Mạnh, những vết thủng cả đời không bao giờ lành lặn lại được.
Người ta nói súng đạn không có mắt, vậy thì làm sao nó thấy được mục tiêu để nhắm tới. Như vậy, đích thị con người đã gán lên họng súng một con mắt thật, mà con mắt ấy không khác hơn chính là con mắt của những kẻ đang xử dụng các loại vũ khí một cách vô tâm, để khi con mắt ấy “ghét” ai, nó không ngần ngại nảy cò. Và như vừa nói trên, bất luận với lý do chính đáng hoặc không chính đáng, chức năng chính yếu của các loại võ khí được chế tạo ra là nhằm hạ sát, thì làm sao tránh được sự thương, vong.
Trong phim “I-robot”, tôi thấm thía một câu phát biểu của một trong những nhân vật chính: “Sự dốt nát của con người là chế tạo ra những thằng người máy thông minh hơn cả chính mình”, khoa học có phần tai ương là ở chỗ này, vì rút cuộc lại, con người là chủ nhân ông của mọi sản phẩm chiến tranh, là thủ phạm đã dấy tạo nên không khí nóng sốt cho quả địa cầu. Con người đang khát khao hòa bình, nhưng cùng lúc cũng chính con người mở ra những trận chiến khốc liệt khác, bằng vô số những sáng minh khoa học phục vụ cho dục vọng chinh phục và quyền lực xâm lăng, mà ẩn tàng đâu đó trong một góc xó mờ tối của tâm hồn, con người vẫn mãi nuôi dưỡng mầm móng man dã thời trung cổ, để khi có dịp là nó nẩy nở, tạo nên những hành vi cực kỳ tàn bạo.
“Giết”, bất luận trong mọi thời đại nào, vẫn là một hình thức sinh hoạt man dã của xã hội cộng đồng nhân loại tiến bộ. Không ai muốn cổ súy điều đó, như ngay khi tòa án phải tuyên bố hành hình một kẻ nào trót vi phạm những quy luật đạo đức xã hội ở mức độ không thể dung thứ, như thái độ răn đe những kẻ khác. Nhưng “giết”, tự nó chưa hề là một loại hình luân lý xã hội được chấp nhận tuyệt đối, như một hành vi hữu hiệu để làm giảm thiểu mọi khủng hoảng trong đời sống hiện nay. Một ngày, ở trên mặt đất này nếu còn tiếp diễn những cuộc tàn sát giữa con người với con người, thì ngày đó thế giới này, thời đại này không thể được đánh giá là một thời đại văn minh.
Trong một ý nghĩa tương đối, mỗi chúng ta đều có trách trong việc làm giảm thiểu đi những hành vi tàn sát ấy, thiện ác đều khởi từ tâm địa của con người, loài động vật mà với trí óc thông minh có thể dùng bất cứ một biện pháp và phương tiện nào, để biến tất cả trở thành vũ khí độc hại, gây tổn thương cho kẻ khác.
Cho nên hôm nay, điều tôi mong ước chia sẻ cùng Anh-Chị-Em Áo Lam qua cái chết oan khiên của anh Trần Nghiệp Hùng, đưa đến đời sống cút côi của hai em Thúy và Mạnh, và xa hơn nó còn dấy lên sự bất hòa giữa các thể chế quốc gia, các cộng đồng dân tộc, và dĩ nhiên nó cũng có thể là mầm móng cho ngòi chiến tranh manh mún bùng nổ…, và tất cả những gì tôi đang chia sẻ đó, không với ý nghĩa gây thêm lòng oán cừu và nuôi lớn ý chí phục thù, vì sự phục thù thường biểu tỏ bằng nhiều cách, nó ăn sâu và sẽ lệch lạc do những điều mà có khi chúng ta vẫn thường lầm tưởng nó bắt nguồn bởi do tinh thần “tự ái dân tộc”, hệt như đã có rất nhiều lần chúng ta được nghe và thấy trên các tờ báo ở Nga Xô mới đây, diễn bày cái kiểu cách “tự ái dân tộc” của một thiểu số thanh niên da trắng, ghét cay ghét đắng cộng đồng người Á Châu da vàng, nên đã có những hành động đẫm máu thô bạo. Cái đó không thể là biểu hiện của tinh thần “tự ái dân tộc”, mà là một tâm hồn yếu đuối, đầy dãy sự kỳ thị và bệnh hoạn.
Song, là người Việt Nam khi đứng trước những xúc phạm nghiêm trọng như trường hợp của anh Trần Nghiệp Hùng và 8 nạn nhân khác trên con tàu giữa biển, vốn đã sẵn sự bấp bênh, thì thái độ yên lặng và thụ động của những người còn lại cũng chẳng khác nào cái thứ kỳ thị quái dị, một thứ kỳ thị giữa người với người, ngay chính với nòi giống của mình, một thứ kỳ thị đáng khinh miệt.
Ai đã sinh ra đều có quyền được sống như nhau, và để sống, con người ta cần có những hỗ tương nhất định. Và để tồn tại, chúng ta không thể mặc tình làm ngơ trước những nỗi đau của đồng loại và đồng bào mình.
Hơn lúc nào hết, tiếng nói công bình vẫn cần gióng lên vang vọng khắp mặt địa cầu, bởi nhân loại mỗi ngày đã thấm thía hơn, để biết quý trọng hơn Hòa Bình từ những bài học oan nghiệt suốt một thiên niên kỷ đầy máu và nước mắt. Những tay súng đã sát hại những ngư phủ Việt Nam một ngày rồi cũng sẽ bừng tỉnh, khi phải đón nhận những kỷ luật thích đáng nhằm duy trì một xã hội đại đồng ổn định. Và nếu đã hiểu được việc làm nông nổi của mình, họ sẽ thấy rằng những loạt đạn mà họ đã bắn ra, nó không riêng ghim vào tấm thân tội nghiệp của anh Trần Nghiệp Hùng, mà nó đã xuyên qua hàng triệu Trái Tim Việt Nam. Và cũng chính vì thế, sự nằm xuống của anh Trần Nghiệp Hùng, và 8 đồng bào ngư phủ Việt Nam khác, sẽ là dấu hiệu cho những tâm hồn Việt Nam yêu nước đứng thẳng dậy.
Quả, nếu có sự bạc nhược của một thiểu số lãnh đạo Nhà nước Việt Nam hiện nay đang khúm núm, dè dặt vì đã trót nhận những quyền lợi bất chính từ quan thầy Trung Cộng, hoặc giã trước những thái độ bao che và vu cáo trắng trợn của chính phủ Trung Hoa cùng sự ngoan cố của những người đã tạo ra những vết thương đau lòng lên thân thể Việt Nam, thì một lúc nào mà chúng ta còn tự thấy mình đang mang trong người giòng máu Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến thì không thể bàng quan tọa thị. Ông Cha ta không cất quân đi giành đất xứ người, nhưng cũng không ngồi yên nhìn người lấy đi một tấc đất nào mà nhiều đời Tổ Tông dày bồi.
Nhưng ở đây, thể hiện tinh thần dân tộc cũng không nghĩa là cổ súy lòng căm thù dâng cao nhằm thể hiện những hành vi tàn sát tương tự. Súng đạn là những vật dụng vô tri vô giác do chính con người chế tạo nên, nhưng điều đáng nói là con người đã vô tâm sử dụng những vật vô tri này như một phương tiện biết nhắm vào những kẻ mà ta thù ghét để truy diệt lẫn nhau. Chúng ta trừng trị kẻ ác, nhưng đồng lúc chúng ta cũng đừng biến mình thành một loại kẻ ác mới. Đời sống sẽ tiếp diễn và bao trùm những ngày tháng mà ở đó lòng sân hận luôn ngự trị. Tuổi thọ của chúng ta rồi cũng sẽ bị đe dọa trầm trọng, và cả tuổi thọ của quả đất này cũng có nguy cơ giảm đi cho đến một ngày vỡ tung.
Thể hiện tinh thần dân tộc, lúc này không gì khác hơn, mỗi công dân Việt Nam phải bày tỏ sự kiên cường và bất khuất của mình, không đắm chìm trong nỗi sợ hãi của bóng ma chủ nghĩa độc tôn được dựng lên như một bức tường chắn ô nhục hơn 3 thập niên qua trên quê hương đất nước. Nó chắn mất tấm lòng của người Việt Nam thương yêu nhau, nó làm ngăn trở bước tiến sáng lạng của cả Dân tộc và, ngay trong hiện tại, nó không đủ sức bảo bộc tấm thân Việt Nam, mà ngược lại đã làm tấm bình phong để che chắn cho những thế lực hắc ám ngoại bang tàn sát giống nòi mình. Hãy cởi trói để tự cứu lấy mình, và giải thoát dân tộc mình!
Người Việt Nam từ ngày xưa không ôm giữ mối thù sâu, nhưng cũng không phải là giống người yếu hèn trước những thế lực hung hãn, rồi khi đứng trước những thế lực vũ bão tưởng như đã nhiều phen quét sạch giải đất cong cong hình chữ S, thì điều đáng tự hào là Người Việt Nam có dư thừa tính kiên cường và trí khôn ngoan để chọn lựa phương cách hành động thích hợp, mà toàn bộ trên quá trình sống còn lịch sử Dân Tộc ấy, điểm nổi bật nhất là người Việt Nam mang một cõi lòng Từ Bi Bác Ái vô biên, như một đặc tính đặc thù bất biến.
Đứng ở góc cạnh của một Phật tử tại gia, của những Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, cả hai thái độ, dù gọi là “sinh hoạt thuần túy tôn giáo” hay “chính trị”, hiểu và hành theo lăng kính Đại Thừa đều không thể tách rời riêng biệt, có khi nó là một, nhưng không có nghĩa là hành động phải giống như hệt. Nó còn tùy thuộc vào mỗi vấn đề mà chúng ta cần giải quyết, và cũng tùy thuộc vào tâm thức của mỗi cá thể con người đang giữ nhiệm vụ hành động.
Do vậy, Lá Thư Gởi Bạn Lam kỳ này (11), tôi hiểu sẽ có Anh Chị thắc mắc rằng tại sao tôi lại chia sẻ một sự kiện rất “Đời” như thế, nhưng nếu nói “Đạo” mà không chuyên chỡ được việc “Đời”, thì Đạo ấy có phải là Đạo không!? Và thử hỏi, đời sống của Anh Trần Nghiệp Hùng nói riêng và của hơn 80 triệu đồng bào Việt Nam nói chung hiện nay, có can dự gì đến chúng ta không? Câu trả lời tôi tin đã có ngay trong tim, chảy ròng trong huyết quản của quý Anh-Chị-Em rồi.
Tin rằng dòng máu Lạc Hồng dù ở nơi nào cũng chảy xuôi về biển lớn, hòa nhập và lưu vận trong mạch nguồn Dân Tộc Việt Nam, để cùng nhau nuôi dưỡng và bảo vệ nét đẹp muôn đời của Tổ Tông.