Một lần tình cờ, tôi đọc được trong giai phẩm Văn, số Xuân Ất Dậu 1985 do nhà văn Mai Thảo làm chủ nhiệm, có một bài thơ ngắn:
Người càng ngày càng khôn
của càng ngày càng khó
con lớn lên vô cùng bỡ ngỡ
trước những điều tư lự của cha ông
(Vi Khuê - Bỡ Ngỡ)
Khi đọc, bỗng dưng mấy câu thơ này đã làm mình chợt cảm thấy bâng khuâng…
Thời này hay thời nào cũng vậy, cũng một lớp người già đi, một đàn trẻ lớn lên. Giữa hai thế hệ đó vẫn luôn có những xung đột. Sự xung đột có khi là chuyện cắt cớ, tình cờ.
Một lớp người tư lự, một thế hệ bỡ ngỡ, và nhiều thế hệ tiếp nối cứ thế lầm lũi dắt díu nhau đi giữa cõi dâu bể hổn độn tồn sinh. Như ở một bài viết khác đăng cùng trong giai phẩm Văn này, Cụ Nghiêm Xuân Hồng viết về nhà thơ Bùi Giáng: “… mười năm là dài hay ngắn? Là mờ mờ nhân ảnh hay không còn nhân ảnh? Là song thoại hay độc thoại? Là quê hương hay không còn quê hương? Là già cỗi muốn xụm xuống hay còn căng nhựa sống và muốn nảy mầm? Là diệt tận hay hồi sinh? Là bao nhiêu giây, bao nhiêu nhịp đập của con tim, bao nhiêu giọt máu trào lên rớt xuống, bao nhiêu tâm niệm phụt lên nhảy múa rồi phai mờ?...
Như thế là thế nào? Là màu xanh hay màu đỏ, màu vàng hay tím xẫm? Hay là màu trắng? Hay chẳng có màu gì cả?...
Hình như cứ phải đi, đi mãi đến gần cuối đường hầm… mới chợt NHẬN RA rằng cuộc đời chẳng có gì cả, và tâm thức con người cũng chỉ như một chiếc chong chóng, quay cuồng trống vắng… Chỉ có một chuỗi vui buồn, lo sợ hay khấp khởi, tiếp nối lẩm cẩm và chợt hiện chợt tan. Và những niềm vui cũng chẳng phải quyết định vui, còn nỗi buồn cũng chẳng quyết định buồn. Vui hay buồn chỉ là do cái tâm thức lắt lay chuyển hiện, khiến ta TƯỞNG là vậy thôi. Có lẽ cái bí ẩn lắt lay của kiếp sống là ở chỗ đó… ” (10 năm rạt rào lãng đãng.)
Bây giờ, thỉnh thoảng, ngồi trò chuyện với một hai người lớn, thấy đâu đó trăm điều họ còn tư lự. Và mấy khi nói chuyện với đôi ba người bạn trẻ, cũng thấy ở họ là vạn điều bỡ ngỡ như nhau.
Song, trước những tư lự, bỡ ngỡ cuộc đời, cũng còn an ủi mấy lời thưa gởi của Trung niên Thi sĩ họ Bùi: “… chỉ riêng cái hời hợt bên ngoài cuộc sống, cái nông cạn ở bề mặt cuộc đời là chia lìa, ly tán; chỉ riêng cái thực tại người lao xao lơ láo tớ thầy là có tuổi có tên, biểu chưng cái hổn độn vào sau ra trước. Thật ra, sự vật không có phân ly chia cắt. Và nghệ thuật của con người ngàn thu vẫn xoay quanh một đề tài duy nhất và tình yêu muôn thuở vẫn gửi gấm về riêng một lời ước hẹn với Hữu Thể Sơ Nguyên. Và hết thảy mọi cái chết mai mãi vẫn là tượng số siêu việt của duy nhất một hồn Xuân hồi sinh trong tàn phế…
… Phải rồi. Lối về Vĩnh Viễn có xa chi mấy đâu… tôi cũng xin lựa lời thưa với cô bác: hãy vui lòng liều liệu giúp cho nhau…” (Thư Xuân)
Nhà văn Mai Thảo, Cụ Nghiêm Xuân Hồng và nhà thơ Bùi Giáng, cả ba Cụ có bài cùng đăng trong một tuyển tập Văn cách đây đã hai thập niên. Các Cụ đã trãi qua một thời bỡ ngỡ, một thời tư lự. Bỡ ngỡ và tư lự, để rút cuộc hé mở ra cánh cửa của cõi vô thức, để thấy cái bí ẩn lắt lay của kiếp sống, và chốn Hữu Thể Sơ Nguyên.
Cả ba Cụ, bây giờ không còn một ai tồn sinh trong cõi đời này, nhưng:
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa(Nguyễn Du)
Các Cụ là những kỳ hoa trong vườn hoa văn chương bát ngát Việt Nam, là vầng trăng rạng rỡ trên vòm trời văn học Phật Giáo.
Rồi đây, vẫn có một hoặc nhiều thế hệ tư lự và bỡ ngỡ, như thể để “bảo tồn nhịp miên man chiêm nghiệm”, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai. Nên có gì hơn trước sự sự bí ẩn lắt lay của kiếp sống là, “hãy vui lòng liều liệu giúp cho nhau”…
Người càng ngày càng khôn
của càng ngày càng khó
con lớn lên vô cùng bỡ ngỡ
trước những điều tư lự của cha ông
(Vi Khuê - Bỡ Ngỡ)
Khi đọc, bỗng dưng mấy câu thơ này đã làm mình chợt cảm thấy bâng khuâng…
Thời này hay thời nào cũng vậy, cũng một lớp người già đi, một đàn trẻ lớn lên. Giữa hai thế hệ đó vẫn luôn có những xung đột. Sự xung đột có khi là chuyện cắt cớ, tình cờ.
Một lớp người tư lự, một thế hệ bỡ ngỡ, và nhiều thế hệ tiếp nối cứ thế lầm lũi dắt díu nhau đi giữa cõi dâu bể hổn độn tồn sinh. Như ở một bài viết khác đăng cùng trong giai phẩm Văn này, Cụ Nghiêm Xuân Hồng viết về nhà thơ Bùi Giáng: “… mười năm là dài hay ngắn? Là mờ mờ nhân ảnh hay không còn nhân ảnh? Là song thoại hay độc thoại? Là quê hương hay không còn quê hương? Là già cỗi muốn xụm xuống hay còn căng nhựa sống và muốn nảy mầm? Là diệt tận hay hồi sinh? Là bao nhiêu giây, bao nhiêu nhịp đập của con tim, bao nhiêu giọt máu trào lên rớt xuống, bao nhiêu tâm niệm phụt lên nhảy múa rồi phai mờ?...
Như thế là thế nào? Là màu xanh hay màu đỏ, màu vàng hay tím xẫm? Hay là màu trắng? Hay chẳng có màu gì cả?...
Hình như cứ phải đi, đi mãi đến gần cuối đường hầm… mới chợt NHẬN RA rằng cuộc đời chẳng có gì cả, và tâm thức con người cũng chỉ như một chiếc chong chóng, quay cuồng trống vắng… Chỉ có một chuỗi vui buồn, lo sợ hay khấp khởi, tiếp nối lẩm cẩm và chợt hiện chợt tan. Và những niềm vui cũng chẳng phải quyết định vui, còn nỗi buồn cũng chẳng quyết định buồn. Vui hay buồn chỉ là do cái tâm thức lắt lay chuyển hiện, khiến ta TƯỞNG là vậy thôi. Có lẽ cái bí ẩn lắt lay của kiếp sống là ở chỗ đó… ” (10 năm rạt rào lãng đãng.)
Bây giờ, thỉnh thoảng, ngồi trò chuyện với một hai người lớn, thấy đâu đó trăm điều họ còn tư lự. Và mấy khi nói chuyện với đôi ba người bạn trẻ, cũng thấy ở họ là vạn điều bỡ ngỡ như nhau.
Song, trước những tư lự, bỡ ngỡ cuộc đời, cũng còn an ủi mấy lời thưa gởi của Trung niên Thi sĩ họ Bùi: “… chỉ riêng cái hời hợt bên ngoài cuộc sống, cái nông cạn ở bề mặt cuộc đời là chia lìa, ly tán; chỉ riêng cái thực tại người lao xao lơ láo tớ thầy là có tuổi có tên, biểu chưng cái hổn độn vào sau ra trước. Thật ra, sự vật không có phân ly chia cắt. Và nghệ thuật của con người ngàn thu vẫn xoay quanh một đề tài duy nhất và tình yêu muôn thuở vẫn gửi gấm về riêng một lời ước hẹn với Hữu Thể Sơ Nguyên. Và hết thảy mọi cái chết mai mãi vẫn là tượng số siêu việt của duy nhất một hồn Xuân hồi sinh trong tàn phế…
… Phải rồi. Lối về Vĩnh Viễn có xa chi mấy đâu… tôi cũng xin lựa lời thưa với cô bác: hãy vui lòng liều liệu giúp cho nhau…” (Thư Xuân)
Nhà văn Mai Thảo, Cụ Nghiêm Xuân Hồng và nhà thơ Bùi Giáng, cả ba Cụ có bài cùng đăng trong một tuyển tập Văn cách đây đã hai thập niên. Các Cụ đã trãi qua một thời bỡ ngỡ, một thời tư lự. Bỡ ngỡ và tư lự, để rút cuộc hé mở ra cánh cửa của cõi vô thức, để thấy cái bí ẩn lắt lay của kiếp sống, và chốn Hữu Thể Sơ Nguyên.
Cả ba Cụ, bây giờ không còn một ai tồn sinh trong cõi đời này, nhưng:
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa(Nguyễn Du)
Các Cụ là những kỳ hoa trong vườn hoa văn chương bát ngát Việt Nam, là vầng trăng rạng rỡ trên vòm trời văn học Phật Giáo.
Rồi đây, vẫn có một hoặc nhiều thế hệ tư lự và bỡ ngỡ, như thể để “bảo tồn nhịp miên man chiêm nghiệm”, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai. Nên có gì hơn trước sự sự bí ẩn lắt lay của kiếp sống là, “hãy vui lòng liều liệu giúp cho nhau”…