Ở văn phòng, khi có thời gian rảnh rỗi, tôi vẫn thường ghé thăm mấy trang nhà (website) bạn mỗi ngày. Chiều nay có dịp tạt ngang trang nhà BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ [ http://www.gdptvn.us/ ], thấy có bản tin anh ngữ liên quan đến Ủy ban cứu trợ nạn nhân Sóng thần (TSUNAMI RELIEF COMMITTEE), mà trong đó, các thực thể GĐPT thuộc Miền Tây Bắc Hoa Kỳ, như BHD Liễu Quán, BHD Thiện Minh, GĐPT Chánh Tâm, Chánh Đức, Chánh Tín v.v… đều đã dự phần đông đủ. Chuyện không có gì lạ, bởi hiện thời ở đâu cũng có những sinh hoạt ý nghĩa như vậy, nhưng với cộng đồng Lam viên bốn phương, nó mang một một ý nghĩa sâu xa cực kỳ quan trọng, bởi vì trong các Ủy ban (cứu trợ) này, sự hiện diện của những thực thể Gia đình Phật tử, bất luận đang sinh hoạt trực thuộc với hệ tông phái nào, hay BHD nào, cũng đều bày tỏ sự tác hợp cộng lực trong phong trào cứu trợ cấp bách hiện nay. Đây là dấu hiệu đáng mừng! Mừng bởi “tinh thần góp phần xây dựng xã hội” như châm ngôn mục đích GĐPTVN đã và đang được cộng đồng Lam viên hải ngoại thể hiện cao độ hơn lúc nào hết so với nhiều năm trước. Và mừng, vì có dấu hiệu anh chị em áo lam ngồi lại cùng nhau để chia sớt hoạn nạn với tha nhân. Có điều mạo muội âu lo, là không biết nếu mai này lỡ có một trong hai Ban Hướng Dẫn Thiện Minh hoặc Liễu Quán gặp điều không may; hay một trong hai đơn vị Chánh Đức hoặc Vạn Hạnh (hay là đơn vị nào khác hiện đang không chung hệ thống điều hành) thọ nạn, thì chúng ta có thể gạt bỏ ra ngoài một quá khứ không vui, một nỗi đau của cả hai phía để trải lòng và hết dạ với nhau như đã và đang thể hiện đối với tha nhân hay không?
Trên thực tế, tôi chưa thấy điều đó được thể hiện một cách cụ thể trong nếp sinh hoạt nội bộ của cộng đồng Lam viên chúng ta. Như vậy nghĩa là, ý nghĩa Từ Bi Tâm có nguy cơ được diễn đạt một cách giới hạn dẫn đến một sự nhìn nhận lệch lạc, nghĩa là lòng Từ Bi, chỉ đang được đóng khung cho riêng một sự kiện, hay đối tượng nào đó. Nói theo nghĩa khác, những việc chúng ta đang làm có khi chỉ để thỏa mãn lòng tự ái và phô trương khả năng của mỗi chúng ta mà thôi, hoặc như là tạm an ủi lòng mình rằng, trong thực tại tương giao ta cũng đã thể hiện việc tương trợ (tinh thần lẫn một chút vật chất) rồi. Có điều thắc mắc rằng, tại sao chúng ta lại không thể hiện được tình thương thân tương ái ngay chính với bản thân (GĐPT). Chúng ta có thể thương những người ở những quốc gia khác, chủng tộc khác, ngôn ngữ khác, màu da khác… có khi niềm tin tín ngưỡng khác, quan điểm chính trị khác, v.v… khi họ gặp nạn, nhưng lại không thể thương ngay chính bản thân của chúng ta: Gia Đình Phật Tử(?)
Nói như vậy, cũng không có nghĩa hoàn toàn phủ nhận tấm lòng của tất cả chúng ta với những việc từ thiện xã hội mà mình đang làm, vì khi không thương, không ai biểu tỏ sự chia sẻ từ cá nhân cho một người khác, như là những công việc nhiêu ích mà quý anh chị đang làm chẳng hạn ở những ngày tháng này. Nhưng điều tôi muốn san sẻ với quý anh chị ở đây, là một mối tương giao đúng nghĩa. Mà điều này không thể chỉ được được nói suông, hoặc giả tô điểm đẹp hơn trong những hoạt động mang tính cách “ngoại giao”. Trong một Gia đình, tôi không tin là mối liên hệ giữa mọi thành viên ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em và con cái v.v… được thiết lập trên nền tảng “ngoại giao” như vậy(?)
Ở Miền Nam Cali này, cũng đã từ rất lâu, trên đoạn đường đi của các thực thể áo lam không chung cùng hệ thống, chúng ta đã thực sự vắng nhau, xa lìa nhau mà tôi tin thời gian sẽ đãi lọc để rồi chỉ còn đọng lại trong tâm tư của tất cả hai phía, là niềm thổn thức chứ không phải là sự hả hê!!! Nhất là đối với thế hệ của các anh chị em Huynh trưởng và Đoàn sinh trẻ tuổi. Nếu có một sự vui thú nào trong những nỗi đau chung hiện nay của Cộng Đồng Lam Viên vì sự phân ly, thì đó, nhất định là niềm vui thú lạc lỏng và trơ trẽn. Đồng thời mọi thái độ thụ động, làm ngơ, ỷ lại hoặc giả gây thêm những điều phân toái trong hiện cảnh này, là những biểu lộ của một tâm hồn tự ti, mặc cảm và ích kỷ.
Ngạn ngữ có câu “hoạn nạn mới thấy chân tình”, câu nói này có đúng, nhưng xét ra chỉ đúng khi sự hoạn nạn đưa đến từ một phía thứ ba, chứ còn như nó xuất phát từ chính bản thân của chúng ta, thì nó là mầm móng của sự phân toái. Và khi ôm chắc mối hiềm hận, nghĩa là để mình trở thành nô lệ của chính nó. Thì khi đó, giữa chúng ta chẳng ai còn muốn quan tâm đến nhau nữa, câu nói trên, một sớm một chiều đã biến thể, để thành “hoạn nạn thiếu chân tình”, hay cũng có thể suy diễn thêm: “vì thiếu chân tình nên có hoạn nạn”.
Ngày nay, ai dám cam đoan rằng là ngay chính trong nội bộ của riêng mình, đã có sự hợp nhất xuyên suốt. Điều đó cũng đồng nghĩa, không có cái gì là tuyệt đối, và rồi tất cả những gì đã xảy ra, nó là thành quả của cái nhân mà tất cả chúng ta gieo trồng. Tôi nhắc lại là TẤT CẢ CHÚNG TA chứ không phải của riêng ai khác. Nếu có thể nói “anh ta muốn thế là không phù hợp với quan điểm của tôi, nên tôi không biểu đồng tình”, thì ngược lại ai có thể cấm người khác nói những điều tương tự như là chúng ta vừa nói. Để rồi rút cuộc, con đường bỗng tẻ nhạt phân đôi. Cái hoạn nạn xuất phát ngay giữa tâm địa của chúng ta, chẳng khác gì cơn địa chấn giữa lòng biển có sức mạnh công phá hủy diệt. Nói một cách khác, nếu sự tương giao của mỗi cá thể, hoặc của mỗi nhóm chỉ đòi hỏi những điều thỏa mãn cho riêng mình, thì điều đó, cũng đồng nghĩa là chúng ta đang thiết lập một tiến trình cô lập bản thân.
Hôm nay, thiết tha mời quý anh chị cùng tôi chiêm nghiệm lại ý nghĩa của TƯƠNG GIAO và CÔ LẬP, từng được Krishnamurti nói đến. Đoạn trích này được tìm thấy trong quyển “Tự do đầu tiên và cuối cùng”, do Giáo sư Phạm Công Thiện chuyển dịch sang Việt ngữ cách đây đã lâu, nhưng nội dung của nó, vẫn còn nhiêu ích biết bao cho các thế hệ sau này. Có điều, nó mang lại lợi ích gì cho mỗi chúng ta hay không, vẫn còn tùy thuộc ở căn tánh của từng người. Nhưng dẫu sao, trong mỗi căn tánh mà tôi vừa nói đến, tôi tin có một điều vĩnh viễn không sai: “tất thảy đều có Tánh Phật”. Nguyện Chư Phật chứng tri cho lòng thành tâm cầu học và chí nguyện năng hành bất thối của mỗi anh chị em chúng ta:
...............................................
“Đời sống là kinh nghiệm trong tương giao – mình không thể sống trong cô lập; vì thế, đời sống là tương giao và tương giao là hành động. Làm thế nào mình có thể có được khả năng hiểu được tương giao, tức là đời sống? Phải chăng tương giao chẳng những nghĩa là giao cảm với người đời mà còn có nghĩa thân thiết thâm trầm với những sự vật, và những ý tưởng? Đời sống là tương giao được diễn tả qua cách tiếp xúc với những sự vật, với người đời và với những ý tưởng. Khi hiểu được niềm tương giao, chúng ta sẽ có khả năng đón gặp đời sống một cách trọn vẹn, một cách thích đáng. Vì thế vấn đề chúng ta không phải khả năng – vì khả năng không độc lập, không đứng bên ngoài tương giao – mà tinh thần giao cảm lý hội ý nghĩa của sự tương giao, sự tương giao cảm lý hội ấy hiển nhiên sẽ tạo ra khả năng uyển chuyển nhanh nhẹn, điều chỉnh nhanh chóng, đáp ứng mau lẹ.
Cố nhiên tương giao là mặt kính mà các bạn tự soi để thấy bản thể các bạn. Không tương giao, các bạn không thể hiện hữu được; hiện hữu có nghĩa là liên hệ; liên hệ có nghĩa là hiện sinh. Các bạn chỉ hiện sinh trong tương giao; nếu không thế, các bạn không hiện sinh được, cuộc hiện sinh mất hết ý nghĩa. Không phải vì các bạn nghĩ rằng các bạn hiện hữu là các bạn hiện sinh được. Các bạn hiện sinh bởi vì các bạn sống trong tương giao liên hệ; vì mất sự lý hội về ý nghĩa của tương giao cho nên mới phát sinh sự xung đột tương tranh.
Thực trạng hiện nay là chúng ta không hiểu được tương giao, vì chúng ta chỉ dùng tương giao như một phương tiện để tiến thân thành đạt, biến đổi, trở thành một cái gì đó. Nhưng tương giao là một phương tiện để tự khám phá, vì tương giao là hiện thể; tương giao là hiện sinh. Không có tương giao tôi không hiện hữu được. Muốn tự hiểu mình tôi phải hiểu tương giao. Tương giao là một lăng kính có thể bị méo mó sai lạc, hoặc cũng có thể soi đúng sự thực, phản chiếu đúng hiện thể. Nhưng phần đông chúng ta, trong khi soi kính, chỉ thấy trong tương quan những điều gì mình thích muốn thấy, chứ không chịu thấy sự thực đang là, đang hiện thể. Chúng ta thích muốn lý tưởng hóa thoát ly, ham sống trong tương lai hơn là hiểu tương giao ấy trong hiện tại trực tiếp.
Vậy, nếu chúng ta khảo sát đời sống chúng ta, tương giao chúng ta với người khác, chúng ta sẽ thấy rằng đó là một tiến trình cô lập hóa. Chúng ta thực sự không chú tâm tới người khác; mặc dù chúng ta nói nhiều về sự bận tâm ấy. Chúng ta chỉ giữ tương giao với một người nào đó khi nào tương giao ấy làm chỗ nương náu cho chúng ta, làm hài lòng chúng ta. Nhưng đến lúc xẩy ra sự phiền rầy trong tương giao, sự bực bội bất ổn trong tâm thức chúng ta thì chúng ta loại bỏ ngay tương giao ấy. Nói khác đi, chỉ khi nào chúng ta còn thỏa mãn thỏa dạ thì lúc ấy còn tương giao. Điều này có vẻ khó nghe, nhưng nếu các bạn thực sự gần gũi hơn, các bạn sẽ thấy rằng đó là một sự kiện; muốn tránh một sự kiện có nghĩa sống trong ngu muội dốt nát và sự ngu dốt nhất định không bao giờ có thể tạo ra tương giao chân chính. Nếu các bạn nhìn sâu vào đời sống chúng ta quan sát tương giao chúng ta thấy rằng đó là một tiến trình xây dựng sự chống đối, phản kháng lại người khác, một bức tường kiên cố mà mình dựng lên để nhìn xét người khác; nhưng chúng ta vẫn luôn luông giữ lại bức tường và núp đằng sau nó, đó có thể là bức tường tâm lý, bức tường vật chất, bức tường kinh tế hay bức tường quốc gia. Khi mà chúng ta còn sống trong cô lập ẩn núp đằng sau bức tường thì không thể nào có được tương giao với kẻ khác; chúng ta sống bưng bít bởi vì điệu sống ấy dễ mang đến thỏa mãn cho chúng ta hơn, chúng ta nghĩ rằng sống như vậy an ổn, an toàn hơn. Thế gian này quá phân tán, quá nhiều thống khổ, quá nhiều đau đớn, chiến tranh, tàn phá, khốn cùng, đến nỗi chúng ta muốn trốn thoát và sống ẩn núp trong những bức tường an toàn của bản thể tâm lý. Vì thế, đối với hầu hết chúng ta, tương giao thực ra chỉ là một tiến trình cô lập hóa, cố nhiên tương giao đại loại như thế chỉ xây dựng nên một xã hội cũng mang tính cách cô lập hóa như vậy. Đó là đúng như những gì đang xẩy ra hiện nay ở khắp thế giới: các bạn ở lì trong sự cô lập hóa của các bạn và chìa tay với qua bức tường rồi gọi đó là chủ nghĩa quốc gia, tình huynh đệ hay bất cứ danh hiệu nào khác, nhưng trong thực tế thì chính thể tập quyền, những quân đội vẫn tiếp tục hiện hữu. Khi hãy còn đeo níu vào những giới hạn riêng tư, các bạn nghĩ rằng các bạn có thể tạo ra sự thống nhất thế giới, hòa bình thế giới - việc ấy không thể nào thực hiện được nếu mình còn bị vướng trong những giới hạn riêng lẻ. Khi mà các bạn còn có một biên giới, dù là biên giới quốc gia, kinh tế, tôn giáo hay xã hội thì dự kiện vẫn hiển nhiên là không thể nào có được hòa bình ở thế giới.
Tiến trình cô lập hóa là một tiến trình tìm kiếm quyền thế, không cần phân biệt tìm kiếm quyền hành cá thể hay quyền thế cho chủng loại hoặc tập đoàn quốc gia, tiến trình này vẫn luôn luôn là chủ trương phân ly. Đại để, đó là điều mỗi người đều muốn như vậy, phải thế không ? Hắn muốn một địa vị đầy quyền thế để hắn có thể cai trị điều động, không phân biệt là ở trong gia đình, trong văn phòng, hoặc trong một chế độ quan lại. Mỗi người đều tìm kiếm quyền hành; và khi tìm kiếm quyền hành, hắn sẽ thiết lập một xã hội xây dựng trên quyền hành, thuộc phạm vi quân sự, kỹ nghệ kinh tế, vân vân - điều này thực quá hiển nhiên. Phải chăng lòng khát khao quyền thế trong tự bản chất, đã mang tính cách cô lập ? Tôi nghĩ rằng hiểu được như vậy là một điều vô cùng quan trọng, bởi vì kẻ muốn có được một thế giới hòa bình, một thế giới tuyệt dứt mọi chiến tranh, mọi sự phá hủy khủng khiếp, dứt hết nỗi khốn cùng tàn khốc lan rộng đến mức vô lượng, thì kẻ ấy phải hiểu được một vấn đề căn bản này, phải thế ? Một người nào giữ được tình người, có lòng ưu ái cao đẹp, không bao giờ có cảm thức gì về quyền hành; người ấy không thể nào bị ràng buộc với bất cứ quốc gia nào, với bất cứ một lá cờ nào. Kẻ ấy không bao giờ có một lá cờ nào cả.
Không thể nào có chuyện sống cô lập được – không có quốc gia nào, không có dân tộc nào, không có cá thể nào có thể sống trong cô lập; tuy nhiên, vì các bạn đang tìm kiếm quyền hành thế lực trong quá nhiều đường lối khác nhau, cho nên các bạn đã gây ra sự cô lập. Người theo chủ nghĩa quốc gia là một tai ương, tai họa, vì hắn tạo ra một bức tường cô lập qua tinh thần ái quốc, tinh thần quốc gia hắn đến nỗi tạo ra một bức tường ngăn cách chống đối lại một quốc gia khác. Khi các bạn xây dựng một bức tường để ngăn chận cái gì đó thì những gì sẽ xảy ra? Điều các bạn ngăn chận sẽ luôn luôn là điều tấn công, đập phá thường xuyên vào bức tường các bạn. Khi các bạn chống đối một cái gì đó, chính sự chống đối ấy chứng tỏ rằng các bạn đang xung đột với một người khác. Do đó, chủ nghĩa quốc gia, tức là một tiến trình cô lập, tức là hậu quả của việc tìm kiếm quyền hành, không thể nào đem đến hòa bình cho thế giới được. Kẻ nào là một người theo chủ nghĩa quốc gia mà vẫn nói về tình huynh đệ thì vẫn là một kẻ nói dối; kẻ ấy đang sống trong trạng thái mâu thuẫn.
Mình có thể nào sống trên cuộc đời này mà không còn khát vọng quyền hành thế lực, địa vị, thị uy? Cố nhiên là mình có thể sống được như vậy. Mình chỉ có thể sống trên đời mà không còn khát khao những thú đó, chỉ khi nào mình không còn tự đồng hóa với một cái gì to lớn hơn mình – như đảng phái, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo. Thượng đế - chỉ là sự tìm kiếm quyền hành thế lực. Bởi vì trong tâm tư, các bạn cảm thây trống rỗng, chán chường, yếu đuối; các bạn liền muốn tự đồng hóa với một cái gì cao siêu, cao cả hơn mình. Lòng khát khao đồng hóa này chỉ là lòng khao khát quyền lực.
Tương giao là một tiến trình tự khai phát; khi mình không tự hiểu mình, không hiểu được những đường lối tế nhị của tâm trí, mà lại chỉ lo thiết lập một trật tự bên ngoài, một hệ thống, một phương trình xảo quyệt, thì sự thiết lập ấy chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Điều quan trọng nhất vẫn là tự hiểu mình trong tương giao với một người khác. Lúc ấy, tương giao chẳng phải trở thành một tiến trình cô lập, mà lại là sự vận hành luân chuyển; trong đó, mình khám phá ra những động lực riêng lẻ, những tư tưởng kín đáo riêng tư, những đeo đuổi tiêng biệt của chính mình; chính sự khám phá này là bước đầu của giải phóng, khởi đầu sự biến chuyển toàn triệt”.
...............................................
Đã nhiều lần, không ít anh chị em trẻ trao đổi và đề nghị tôi thiết lập một diễn đàn công khai để Huynh trưởng (trẻ) có môi trường bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình trong chí nguyện xây dựng Tổ chức GĐPT. Phần tôi rất đắn đo, vì theo quan điểm riêng, tại sao chúng ta cứ phải khoanh vùng “già, hay trẻ”; “tân hay cựu”; “cấp Tập, Tín hay là cấp Tấn, Dũng”… Tại sao chúng ta cứ phải loay hoay với những “biên giới” không hề có thật này. Chúng ta đang làm nô lệ cho một mớ ngôn ngữ, một số các nguyên tắc do chính chúng ta đặt để và tự trói buộc lấy mình, rồi cam phận. Tôi tin điều cốt lõi không phải là ở chỗ đó, và chúng ta chỉ có thể vượt thoát ra khỏi những phạm trù này, duy với một điều kiện là hiểu được một cách rốt ráo về mối tương giao mà chúng ta đang biểu hiện, đồng nghĩa là hiểu chính bản thân của mỗi chúng ta;
Một điều đắn đo khác nữa, là hình như phần lớn, anh chị em trẻ hiện nay, muốn thành lập các diễn đàn, là chỉ mong “người khác nói thay cho mình”. Điều nhận định này có thể làm quý anh chị em phật lòng, nhưng tôi nói điều này bằng kinh nghiệm mà tôi đã thu nhặt được không phải chỉ trong một ngày, một khoảng thời gian ngắn, mà đã rất lâu. Vì sự thật mà tôi biết qua một số anh chị em trẻ, những anh chị thường “hớt hải” chia sẻ với tôi nhiều vấn đề mà mình quan tâm cho tổ chức, nêu ra nhiều đề nghị, kể cả đề nghị thiết lập những diễn đàn mà tôi vừa chia sẽ như phần trên. Nhưng sau đó, thì hoàn toàn im bặt! Có lẽ vì một lý do tế nhị nào đó: Sợ, ngại, cả nể, hoặc bất kỳ một lý do nào khác hơn. Nhưng tôi tin, đó không phải là thể hiện của NGƯỜI TRẺ.
Nhưng dẫu sao thì cũng vẫn cần phải có một diễn đàn cho những tiếng nói thiết tha đối với Đạo, với GĐPT, và diễn đàn đó nhất định không dành riêng cho “người trẻ”, cũng không phải riêng cho “người già”, không cho các anh chị “cấp thấp”, mà cũng chẳng riêng cho quý vị “cấp cao”… Nó là của tất cả, những ai dọn mình là một Phật tử yêu mến Áo Lam. Và ở đó tất cả những tiếng nói thành thiết đều được tôn trọng bình đẳng. Những tiếng nói khởi đi từ một tấm lòng nhiệt tình với tiền đồ của Tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam, tiếng nói của tất cả mọi trái tim yêu mến và nhận thấy mình còn có trách nhiệm tưới bón cho vườn lam trong thời đại này:
[ http://www.hoadam.net/05_diendanHT.htm ]
Tổ chức Áo Lam, chỉ khi nào được gọi đúng nghĩa của nó là GIA ĐÌNH PHẬT TỬ, khi mọi thành viên trong đó thiết lập một nền tảng tương giao chân chính như bài viết trên của Krishnamurti đã chia sẻ.
Trân trọng cám ơn sự kiên nhẫn lắng nghe của quý anh chị em.
TNA (hải ngoại)
Garden Grove 14.01.2005
Trên thực tế, tôi chưa thấy điều đó được thể hiện một cách cụ thể trong nếp sinh hoạt nội bộ của cộng đồng Lam viên chúng ta. Như vậy nghĩa là, ý nghĩa Từ Bi Tâm có nguy cơ được diễn đạt một cách giới hạn dẫn đến một sự nhìn nhận lệch lạc, nghĩa là lòng Từ Bi, chỉ đang được đóng khung cho riêng một sự kiện, hay đối tượng nào đó. Nói theo nghĩa khác, những việc chúng ta đang làm có khi chỉ để thỏa mãn lòng tự ái và phô trương khả năng của mỗi chúng ta mà thôi, hoặc như là tạm an ủi lòng mình rằng, trong thực tại tương giao ta cũng đã thể hiện việc tương trợ (tinh thần lẫn một chút vật chất) rồi. Có điều thắc mắc rằng, tại sao chúng ta lại không thể hiện được tình thương thân tương ái ngay chính với bản thân (GĐPT). Chúng ta có thể thương những người ở những quốc gia khác, chủng tộc khác, ngôn ngữ khác, màu da khác… có khi niềm tin tín ngưỡng khác, quan điểm chính trị khác, v.v… khi họ gặp nạn, nhưng lại không thể thương ngay chính bản thân của chúng ta: Gia Đình Phật Tử(?)
Nói như vậy, cũng không có nghĩa hoàn toàn phủ nhận tấm lòng của tất cả chúng ta với những việc từ thiện xã hội mà mình đang làm, vì khi không thương, không ai biểu tỏ sự chia sẻ từ cá nhân cho một người khác, như là những công việc nhiêu ích mà quý anh chị đang làm chẳng hạn ở những ngày tháng này. Nhưng điều tôi muốn san sẻ với quý anh chị ở đây, là một mối tương giao đúng nghĩa. Mà điều này không thể chỉ được được nói suông, hoặc giả tô điểm đẹp hơn trong những hoạt động mang tính cách “ngoại giao”. Trong một Gia đình, tôi không tin là mối liên hệ giữa mọi thành viên ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em và con cái v.v… được thiết lập trên nền tảng “ngoại giao” như vậy(?)
Ở Miền Nam Cali này, cũng đã từ rất lâu, trên đoạn đường đi của các thực thể áo lam không chung cùng hệ thống, chúng ta đã thực sự vắng nhau, xa lìa nhau mà tôi tin thời gian sẽ đãi lọc để rồi chỉ còn đọng lại trong tâm tư của tất cả hai phía, là niềm thổn thức chứ không phải là sự hả hê!!! Nhất là đối với thế hệ của các anh chị em Huynh trưởng và Đoàn sinh trẻ tuổi. Nếu có một sự vui thú nào trong những nỗi đau chung hiện nay của Cộng Đồng Lam Viên vì sự phân ly, thì đó, nhất định là niềm vui thú lạc lỏng và trơ trẽn. Đồng thời mọi thái độ thụ động, làm ngơ, ỷ lại hoặc giả gây thêm những điều phân toái trong hiện cảnh này, là những biểu lộ của một tâm hồn tự ti, mặc cảm và ích kỷ.
Ngạn ngữ có câu “hoạn nạn mới thấy chân tình”, câu nói này có đúng, nhưng xét ra chỉ đúng khi sự hoạn nạn đưa đến từ một phía thứ ba, chứ còn như nó xuất phát từ chính bản thân của chúng ta, thì nó là mầm móng của sự phân toái. Và khi ôm chắc mối hiềm hận, nghĩa là để mình trở thành nô lệ của chính nó. Thì khi đó, giữa chúng ta chẳng ai còn muốn quan tâm đến nhau nữa, câu nói trên, một sớm một chiều đã biến thể, để thành “hoạn nạn thiếu chân tình”, hay cũng có thể suy diễn thêm: “vì thiếu chân tình nên có hoạn nạn”.
Ngày nay, ai dám cam đoan rằng là ngay chính trong nội bộ của riêng mình, đã có sự hợp nhất xuyên suốt. Điều đó cũng đồng nghĩa, không có cái gì là tuyệt đối, và rồi tất cả những gì đã xảy ra, nó là thành quả của cái nhân mà tất cả chúng ta gieo trồng. Tôi nhắc lại là TẤT CẢ CHÚNG TA chứ không phải của riêng ai khác. Nếu có thể nói “anh ta muốn thế là không phù hợp với quan điểm của tôi, nên tôi không biểu đồng tình”, thì ngược lại ai có thể cấm người khác nói những điều tương tự như là chúng ta vừa nói. Để rồi rút cuộc, con đường bỗng tẻ nhạt phân đôi. Cái hoạn nạn xuất phát ngay giữa tâm địa của chúng ta, chẳng khác gì cơn địa chấn giữa lòng biển có sức mạnh công phá hủy diệt. Nói một cách khác, nếu sự tương giao của mỗi cá thể, hoặc của mỗi nhóm chỉ đòi hỏi những điều thỏa mãn cho riêng mình, thì điều đó, cũng đồng nghĩa là chúng ta đang thiết lập một tiến trình cô lập bản thân.
Hôm nay, thiết tha mời quý anh chị cùng tôi chiêm nghiệm lại ý nghĩa của TƯƠNG GIAO và CÔ LẬP, từng được Krishnamurti nói đến. Đoạn trích này được tìm thấy trong quyển “Tự do đầu tiên và cuối cùng”, do Giáo sư Phạm Công Thiện chuyển dịch sang Việt ngữ cách đây đã lâu, nhưng nội dung của nó, vẫn còn nhiêu ích biết bao cho các thế hệ sau này. Có điều, nó mang lại lợi ích gì cho mỗi chúng ta hay không, vẫn còn tùy thuộc ở căn tánh của từng người. Nhưng dẫu sao, trong mỗi căn tánh mà tôi vừa nói đến, tôi tin có một điều vĩnh viễn không sai: “tất thảy đều có Tánh Phật”. Nguyện Chư Phật chứng tri cho lòng thành tâm cầu học và chí nguyện năng hành bất thối của mỗi anh chị em chúng ta:
...............................................
“Đời sống là kinh nghiệm trong tương giao – mình không thể sống trong cô lập; vì thế, đời sống là tương giao và tương giao là hành động. Làm thế nào mình có thể có được khả năng hiểu được tương giao, tức là đời sống? Phải chăng tương giao chẳng những nghĩa là giao cảm với người đời mà còn có nghĩa thân thiết thâm trầm với những sự vật, và những ý tưởng? Đời sống là tương giao được diễn tả qua cách tiếp xúc với những sự vật, với người đời và với những ý tưởng. Khi hiểu được niềm tương giao, chúng ta sẽ có khả năng đón gặp đời sống một cách trọn vẹn, một cách thích đáng. Vì thế vấn đề chúng ta không phải khả năng – vì khả năng không độc lập, không đứng bên ngoài tương giao – mà tinh thần giao cảm lý hội ý nghĩa của sự tương giao, sự tương giao cảm lý hội ấy hiển nhiên sẽ tạo ra khả năng uyển chuyển nhanh nhẹn, điều chỉnh nhanh chóng, đáp ứng mau lẹ.
Cố nhiên tương giao là mặt kính mà các bạn tự soi để thấy bản thể các bạn. Không tương giao, các bạn không thể hiện hữu được; hiện hữu có nghĩa là liên hệ; liên hệ có nghĩa là hiện sinh. Các bạn chỉ hiện sinh trong tương giao; nếu không thế, các bạn không hiện sinh được, cuộc hiện sinh mất hết ý nghĩa. Không phải vì các bạn nghĩ rằng các bạn hiện hữu là các bạn hiện sinh được. Các bạn hiện sinh bởi vì các bạn sống trong tương giao liên hệ; vì mất sự lý hội về ý nghĩa của tương giao cho nên mới phát sinh sự xung đột tương tranh.
Thực trạng hiện nay là chúng ta không hiểu được tương giao, vì chúng ta chỉ dùng tương giao như một phương tiện để tiến thân thành đạt, biến đổi, trở thành một cái gì đó. Nhưng tương giao là một phương tiện để tự khám phá, vì tương giao là hiện thể; tương giao là hiện sinh. Không có tương giao tôi không hiện hữu được. Muốn tự hiểu mình tôi phải hiểu tương giao. Tương giao là một lăng kính có thể bị méo mó sai lạc, hoặc cũng có thể soi đúng sự thực, phản chiếu đúng hiện thể. Nhưng phần đông chúng ta, trong khi soi kính, chỉ thấy trong tương quan những điều gì mình thích muốn thấy, chứ không chịu thấy sự thực đang là, đang hiện thể. Chúng ta thích muốn lý tưởng hóa thoát ly, ham sống trong tương lai hơn là hiểu tương giao ấy trong hiện tại trực tiếp.
Vậy, nếu chúng ta khảo sát đời sống chúng ta, tương giao chúng ta với người khác, chúng ta sẽ thấy rằng đó là một tiến trình cô lập hóa. Chúng ta thực sự không chú tâm tới người khác; mặc dù chúng ta nói nhiều về sự bận tâm ấy. Chúng ta chỉ giữ tương giao với một người nào đó khi nào tương giao ấy làm chỗ nương náu cho chúng ta, làm hài lòng chúng ta. Nhưng đến lúc xẩy ra sự phiền rầy trong tương giao, sự bực bội bất ổn trong tâm thức chúng ta thì chúng ta loại bỏ ngay tương giao ấy. Nói khác đi, chỉ khi nào chúng ta còn thỏa mãn thỏa dạ thì lúc ấy còn tương giao. Điều này có vẻ khó nghe, nhưng nếu các bạn thực sự gần gũi hơn, các bạn sẽ thấy rằng đó là một sự kiện; muốn tránh một sự kiện có nghĩa sống trong ngu muội dốt nát và sự ngu dốt nhất định không bao giờ có thể tạo ra tương giao chân chính. Nếu các bạn nhìn sâu vào đời sống chúng ta quan sát tương giao chúng ta thấy rằng đó là một tiến trình xây dựng sự chống đối, phản kháng lại người khác, một bức tường kiên cố mà mình dựng lên để nhìn xét người khác; nhưng chúng ta vẫn luôn luông giữ lại bức tường và núp đằng sau nó, đó có thể là bức tường tâm lý, bức tường vật chất, bức tường kinh tế hay bức tường quốc gia. Khi mà chúng ta còn sống trong cô lập ẩn núp đằng sau bức tường thì không thể nào có được tương giao với kẻ khác; chúng ta sống bưng bít bởi vì điệu sống ấy dễ mang đến thỏa mãn cho chúng ta hơn, chúng ta nghĩ rằng sống như vậy an ổn, an toàn hơn. Thế gian này quá phân tán, quá nhiều thống khổ, quá nhiều đau đớn, chiến tranh, tàn phá, khốn cùng, đến nỗi chúng ta muốn trốn thoát và sống ẩn núp trong những bức tường an toàn của bản thể tâm lý. Vì thế, đối với hầu hết chúng ta, tương giao thực ra chỉ là một tiến trình cô lập hóa, cố nhiên tương giao đại loại như thế chỉ xây dựng nên một xã hội cũng mang tính cách cô lập hóa như vậy. Đó là đúng như những gì đang xẩy ra hiện nay ở khắp thế giới: các bạn ở lì trong sự cô lập hóa của các bạn và chìa tay với qua bức tường rồi gọi đó là chủ nghĩa quốc gia, tình huynh đệ hay bất cứ danh hiệu nào khác, nhưng trong thực tế thì chính thể tập quyền, những quân đội vẫn tiếp tục hiện hữu. Khi hãy còn đeo níu vào những giới hạn riêng tư, các bạn nghĩ rằng các bạn có thể tạo ra sự thống nhất thế giới, hòa bình thế giới - việc ấy không thể nào thực hiện được nếu mình còn bị vướng trong những giới hạn riêng lẻ. Khi mà các bạn còn có một biên giới, dù là biên giới quốc gia, kinh tế, tôn giáo hay xã hội thì dự kiện vẫn hiển nhiên là không thể nào có được hòa bình ở thế giới.
Tiến trình cô lập hóa là một tiến trình tìm kiếm quyền thế, không cần phân biệt tìm kiếm quyền hành cá thể hay quyền thế cho chủng loại hoặc tập đoàn quốc gia, tiến trình này vẫn luôn luôn là chủ trương phân ly. Đại để, đó là điều mỗi người đều muốn như vậy, phải thế không ? Hắn muốn một địa vị đầy quyền thế để hắn có thể cai trị điều động, không phân biệt là ở trong gia đình, trong văn phòng, hoặc trong một chế độ quan lại. Mỗi người đều tìm kiếm quyền hành; và khi tìm kiếm quyền hành, hắn sẽ thiết lập một xã hội xây dựng trên quyền hành, thuộc phạm vi quân sự, kỹ nghệ kinh tế, vân vân - điều này thực quá hiển nhiên. Phải chăng lòng khát khao quyền thế trong tự bản chất, đã mang tính cách cô lập ? Tôi nghĩ rằng hiểu được như vậy là một điều vô cùng quan trọng, bởi vì kẻ muốn có được một thế giới hòa bình, một thế giới tuyệt dứt mọi chiến tranh, mọi sự phá hủy khủng khiếp, dứt hết nỗi khốn cùng tàn khốc lan rộng đến mức vô lượng, thì kẻ ấy phải hiểu được một vấn đề căn bản này, phải thế ? Một người nào giữ được tình người, có lòng ưu ái cao đẹp, không bao giờ có cảm thức gì về quyền hành; người ấy không thể nào bị ràng buộc với bất cứ quốc gia nào, với bất cứ một lá cờ nào. Kẻ ấy không bao giờ có một lá cờ nào cả.
Không thể nào có chuyện sống cô lập được – không có quốc gia nào, không có dân tộc nào, không có cá thể nào có thể sống trong cô lập; tuy nhiên, vì các bạn đang tìm kiếm quyền hành thế lực trong quá nhiều đường lối khác nhau, cho nên các bạn đã gây ra sự cô lập. Người theo chủ nghĩa quốc gia là một tai ương, tai họa, vì hắn tạo ra một bức tường cô lập qua tinh thần ái quốc, tinh thần quốc gia hắn đến nỗi tạo ra một bức tường ngăn cách chống đối lại một quốc gia khác. Khi các bạn xây dựng một bức tường để ngăn chận cái gì đó thì những gì sẽ xảy ra? Điều các bạn ngăn chận sẽ luôn luôn là điều tấn công, đập phá thường xuyên vào bức tường các bạn. Khi các bạn chống đối một cái gì đó, chính sự chống đối ấy chứng tỏ rằng các bạn đang xung đột với một người khác. Do đó, chủ nghĩa quốc gia, tức là một tiến trình cô lập, tức là hậu quả của việc tìm kiếm quyền hành, không thể nào đem đến hòa bình cho thế giới được. Kẻ nào là một người theo chủ nghĩa quốc gia mà vẫn nói về tình huynh đệ thì vẫn là một kẻ nói dối; kẻ ấy đang sống trong trạng thái mâu thuẫn.
Mình có thể nào sống trên cuộc đời này mà không còn khát vọng quyền hành thế lực, địa vị, thị uy? Cố nhiên là mình có thể sống được như vậy. Mình chỉ có thể sống trên đời mà không còn khát khao những thú đó, chỉ khi nào mình không còn tự đồng hóa với một cái gì to lớn hơn mình – như đảng phái, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo. Thượng đế - chỉ là sự tìm kiếm quyền hành thế lực. Bởi vì trong tâm tư, các bạn cảm thây trống rỗng, chán chường, yếu đuối; các bạn liền muốn tự đồng hóa với một cái gì cao siêu, cao cả hơn mình. Lòng khát khao đồng hóa này chỉ là lòng khao khát quyền lực.
Tương giao là một tiến trình tự khai phát; khi mình không tự hiểu mình, không hiểu được những đường lối tế nhị của tâm trí, mà lại chỉ lo thiết lập một trật tự bên ngoài, một hệ thống, một phương trình xảo quyệt, thì sự thiết lập ấy chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Điều quan trọng nhất vẫn là tự hiểu mình trong tương giao với một người khác. Lúc ấy, tương giao chẳng phải trở thành một tiến trình cô lập, mà lại là sự vận hành luân chuyển; trong đó, mình khám phá ra những động lực riêng lẻ, những tư tưởng kín đáo riêng tư, những đeo đuổi tiêng biệt của chính mình; chính sự khám phá này là bước đầu của giải phóng, khởi đầu sự biến chuyển toàn triệt”.
...............................................
Đã nhiều lần, không ít anh chị em trẻ trao đổi và đề nghị tôi thiết lập một diễn đàn công khai để Huynh trưởng (trẻ) có môi trường bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình trong chí nguyện xây dựng Tổ chức GĐPT. Phần tôi rất đắn đo, vì theo quan điểm riêng, tại sao chúng ta cứ phải khoanh vùng “già, hay trẻ”; “tân hay cựu”; “cấp Tập, Tín hay là cấp Tấn, Dũng”… Tại sao chúng ta cứ phải loay hoay với những “biên giới” không hề có thật này. Chúng ta đang làm nô lệ cho một mớ ngôn ngữ, một số các nguyên tắc do chính chúng ta đặt để và tự trói buộc lấy mình, rồi cam phận. Tôi tin điều cốt lõi không phải là ở chỗ đó, và chúng ta chỉ có thể vượt thoát ra khỏi những phạm trù này, duy với một điều kiện là hiểu được một cách rốt ráo về mối tương giao mà chúng ta đang biểu hiện, đồng nghĩa là hiểu chính bản thân của mỗi chúng ta;
Một điều đắn đo khác nữa, là hình như phần lớn, anh chị em trẻ hiện nay, muốn thành lập các diễn đàn, là chỉ mong “người khác nói thay cho mình”. Điều nhận định này có thể làm quý anh chị em phật lòng, nhưng tôi nói điều này bằng kinh nghiệm mà tôi đã thu nhặt được không phải chỉ trong một ngày, một khoảng thời gian ngắn, mà đã rất lâu. Vì sự thật mà tôi biết qua một số anh chị em trẻ, những anh chị thường “hớt hải” chia sẻ với tôi nhiều vấn đề mà mình quan tâm cho tổ chức, nêu ra nhiều đề nghị, kể cả đề nghị thiết lập những diễn đàn mà tôi vừa chia sẽ như phần trên. Nhưng sau đó, thì hoàn toàn im bặt! Có lẽ vì một lý do tế nhị nào đó: Sợ, ngại, cả nể, hoặc bất kỳ một lý do nào khác hơn. Nhưng tôi tin, đó không phải là thể hiện của NGƯỜI TRẺ.
Nhưng dẫu sao thì cũng vẫn cần phải có một diễn đàn cho những tiếng nói thiết tha đối với Đạo, với GĐPT, và diễn đàn đó nhất định không dành riêng cho “người trẻ”, cũng không phải riêng cho “người già”, không cho các anh chị “cấp thấp”, mà cũng chẳng riêng cho quý vị “cấp cao”… Nó là của tất cả, những ai dọn mình là một Phật tử yêu mến Áo Lam. Và ở đó tất cả những tiếng nói thành thiết đều được tôn trọng bình đẳng. Những tiếng nói khởi đi từ một tấm lòng nhiệt tình với tiền đồ của Tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam, tiếng nói của tất cả mọi trái tim yêu mến và nhận thấy mình còn có trách nhiệm tưới bón cho vườn lam trong thời đại này:
[ http://www.hoadam.net/05_diendanHT.htm ]
Tổ chức Áo Lam, chỉ khi nào được gọi đúng nghĩa của nó là GIA ĐÌNH PHẬT TỬ, khi mọi thành viên trong đó thiết lập một nền tảng tương giao chân chính như bài viết trên của Krishnamurti đã chia sẻ.
Trân trọng cám ơn sự kiên nhẫn lắng nghe của quý anh chị em.
TNA (hải ngoại)
Garden Grove 14.01.2005