Trời không rót hạt, lòng buôn buốt
Lạnh chẳng lẽ từ mưa Cố Hương
(Trần Vấn Lệ)
Ông hoạ sĩ Nguyễn Đình Thuần đi vắng, giao nhà cho Lệ trông coi cả tháng. Đứng ở trên tầng hai, từ cửa sổ nhà tôi nhìn qua con kênh cạn dòng mùa này, nơi Lệ đang ở chỉ cách chừng mươi thước đường chim bay.
Sau lần gặp gỡ trò chuyện có đông anh em văn nghệ như họa sĩ Dương Ngọc Sum, anh Trần Ngọc, và thỉnh thoảng trong một ngày vài người bạn ghé vội rồi đi, và một lần khác có Nguyễn Lương Vỵ, thì mỗi ngày Lệ vẫn gởi tôi một email chào và chúc lành buổi sáng. Lệ dễ thương ở chỗ đó, ngồi một mình vẫn nghĩ đến bạn bè gần xa. Kèm theo những lời chúc lành, mỗi ngày Lệ gởi một bài thơ. Thơ Lệ, như Ôn Mãn Giác lúc còn sống nói: “Thơ Lệ lúc nào cũng buồn!”, dù trong lời thưa của tập thơ mới nhất “Mờ Trong Bóng Chiều”, Lệ vẫn một mực khăng khăng thơ mình “không buồn, không vui. Chỉ lặng lẽ như một ngày trôi qua”
“Ngày hôm nay không mưa. Ngày hôm nay không nắng. Trời hình như rất nặng, chân mây về rất gần. Ngày hôm nay, mùa Xuân mà sao buồn chi lạ, còn hai tháng nữa Hạ, còn năm tháng nữa Thu. Gió nhè nhẹ, vi vu. Lộc non từ từ nở. Trời hình như không nhớ bây giờ đã quá Giêng?
Có những mối tình riêng nhân ngày buồn thỏ thẻ. Tiếng những con chim sẻ nhỏ hơn tiếng gió bay… Ôi một ngày một ngày. Hai bàn tay nắm chặt, tôi sợ mình rơi mất những ngày Tết dễ thương. Tôi thấy hình như sương vừa sa sa ngoài ngõ. Tôi ngó ra bờ cỏ, cỏ cúi đầu chào ai?
Ngày hôm nay bay bay bài thơ tôi nước mắt, nuốt đi em vị ngọt, vuốt giùm tôi xót xa…
Ngày hôm nay sẽ qua. Sẽ qua hay sẽ vậy? Ai về đây nhìn thấy, nói giùm tôi thời gian…” (ÔI MỘT NGÀY MỘT NGÀY - Trần Vấn Lệ)
Một ngày của Lệ, là một đời Thơ trùm kín sương khói quê nhà, thơ vì thế như chai rượu cổ tuổi đã gần trăm năm “bật nút”, trào ực tâm sự:
Không phải khi không Thơ bật nút
Mà vì tâm sự khó bao che
Thương nhà, nhớ nước, ai không vậy?
Muôn dặm đường đi, một chỗ về
(TRẦN VẤN LỆ)
Nỗi nhớ Đà Lạt, một cõi quê nhà sương khói loáng thoáng cuối chân mây, nơi ấp ủ hình bóng của đàn em thơ học trò áo trắng, bây giờ đã qua mấy bận đời dâu biển, tự vấn Thầy còn gì và các em còn lại gì?
“Nhìn các em ngồi đó, một góc sân trường xưa, thương quá thời nắng gió, nhớ quá chiều, sáng mưa… Đà Lạt, các em ở. Đà Lạt, Thầy bỏ đi. Các em thì vẫn nhỏ như vầng trăng núi kia… Đà Lạt các em ở, xanh biếc nhé bầu trời, ngước lên nhìn nỗi nhớ” Thầy là áng mây trôi… (Trần Vấn Lệ)
Mây trôi, Thầy về đâu, nếu không phải giờ này Lệ đang cô độc lầm lũi trên “Những con đường thăm thẳm xé rách từng trang thơ. Những tình sâu nghĩa nặng lắng xuống dùm, giọt mưa!”. Trong trường hợp này, thơ Lệ không là lời bội bạc, bỗng cho ta hình dung ra những tiếng thét gào cay đắng, nghẹn ngào, “giọt mưa” tượng hình nước mắt:
Tôi làm thơ, một cách buồn, tôi nói, có bài nào mưa gió chẳng lê thê?
(MỜ TRONG BÓNG CHIỀU - Trần Vấn Lệ)
Hay
“Đôi lúc làm thơ mà muốn khóc. Ném vào chữ nghĩa trái tim đau…”
(TIỀN ĐÌNH TẠC DẠ - Trần Vấn Lệ)
Thơ của Lệ cũng là thơ cho những tình nhân không biết, dung nhan tình yêu trong thơ Lệ chỉ là hương sắc hoa, nhụy, ong, bướm lang thang tình cờ bay vào đậu trong tâm hồn, rồi bất chợt tạo thành những âm vang cung bậc ngân nga với trời đất. Người con gái nhân tình của Lệ bao giờ cũng đến muộn, sau tất cả:
Lại một mùa Xuân nữa đến rồi, ngoài sân hoa nở, nắng thơm ơi! Chưa ai xông đất nhưng bầy bướm, không hẹn mà về vui quá vui!
Đến muộn, nghĩa là không đến, hay cũng có thể là đã ngầm ngự trị trong tâm hồn người thơ. Đối tượng tình yêu và người yêu trong thơ Lệ là hình ảnh luôn bàng bạc có, bởi hình như trong tất cả ngàn bài, Lệ đều nhắc đến một nhân tình với tên gọi thiết tha, gần gần, xa xa: “Em!”, và chỉ có “Em” thôi! Bởi một ngày còn yêu, Lệ còn làm thơ, những câu thơ dễ thương như “tình vừa mới cắn” trên môi:
“Tàn nhang. Rụng. Rã. Rời. Gió bay vào tim phổi. Tôi nói như tôi trối: yêu Em và yêu Em!”
(MƯA MÙA ĐÔNG - Trần Vấn Lệ).
Buổi sáng hôm nay ngồi nhâm nhi tách cà phê lạt và đọc thơ Lệ gởi, thơ từng ngày kéo tôi mãi miết theo, rong ruổi trên những con đường xa tất tận nơi góc khuất quê nhà bất giác, lung linh hiện rực rỡ một vùng ký ức hình ảnh của mái trường rêu phong, những mái tóc mượt con gái hồn nhiên sân trường áo trắng tinh khôi, tuổi hò hẹn của tình yêu ban đầu và tuổi xa người:
"Từ đó, em ơi, anh đã khóc. Chia tay như vậy buồn ơi buồn. Mình mong có buổi tay cầm chặt, mà kể từ nay, thôi Cố Hương!: (MÙA THU MÙA SƯƠNG - Trần Vấn Lệ)
Song, thấp thoáng ở cõi tình riêng thơ mộng nào nếu có trong thơ của Lệ, của đời biển dâu, của buổi tha hương đất lạ, vẫn hiển bày một nỗi NHỚ tận cùng, linh lung giữa niềm cô độc vô biên. Nỗi nhớ QUÊ NHÀ:
Nửa thế kỷ rồi đó!
Dài ơi câu Tang Thương!
Người ta mất Quê Hương
Ăn muối nghe chăng ngọt.
(MỘT NGÀY CỦA TÔI)
Thơ từng ngày của Lệ, dù có hương sắc hoa bướm bay vào ngự, vẫn là tiếng thở dài não nùng:
“Có đêm tôi gặp người thiên cổ
Hỏi “chớ sao người như khói sương?”
Người ấy đáp tôi qua nước mắt
“Ta mong về, thấy lại Quê Hương”
(NGƯỜI THIÊN CỔ - Trần Vấn Lệ)
Thơ từng ngày của Lệ, dù tân toan đem hoa bướm chao lượn về, làm dáng, vẫn là tiếng lòng buồn rượi một nỗi nhớ nhung, như Ôn Mãn Giác nói: "thơ Trần Vấn Lệ là nước mắt!"
Thôi thì khóc được, khóc cho vơi
một gánh quan san xa mất rồi
một chút tình mọn Em đi biệt
còn lại thơ tôi khóc với đời
(UYÊN NGUYÊN)
Lạnh chẳng lẽ từ mưa Cố Hương
(Trần Vấn Lệ)
Ông hoạ sĩ Nguyễn Đình Thuần đi vắng, giao nhà cho Lệ trông coi cả tháng. Đứng ở trên tầng hai, từ cửa sổ nhà tôi nhìn qua con kênh cạn dòng mùa này, nơi Lệ đang ở chỉ cách chừng mươi thước đường chim bay.
Sau lần gặp gỡ trò chuyện có đông anh em văn nghệ như họa sĩ Dương Ngọc Sum, anh Trần Ngọc, và thỉnh thoảng trong một ngày vài người bạn ghé vội rồi đi, và một lần khác có Nguyễn Lương Vỵ, thì mỗi ngày Lệ vẫn gởi tôi một email chào và chúc lành buổi sáng. Lệ dễ thương ở chỗ đó, ngồi một mình vẫn nghĩ đến bạn bè gần xa. Kèm theo những lời chúc lành, mỗi ngày Lệ gởi một bài thơ. Thơ Lệ, như Ôn Mãn Giác lúc còn sống nói: “Thơ Lệ lúc nào cũng buồn!”, dù trong lời thưa của tập thơ mới nhất “Mờ Trong Bóng Chiều”, Lệ vẫn một mực khăng khăng thơ mình “không buồn, không vui. Chỉ lặng lẽ như một ngày trôi qua”
“Ngày hôm nay không mưa. Ngày hôm nay không nắng. Trời hình như rất nặng, chân mây về rất gần. Ngày hôm nay, mùa Xuân mà sao buồn chi lạ, còn hai tháng nữa Hạ, còn năm tháng nữa Thu. Gió nhè nhẹ, vi vu. Lộc non từ từ nở. Trời hình như không nhớ bây giờ đã quá Giêng?
Có những mối tình riêng nhân ngày buồn thỏ thẻ. Tiếng những con chim sẻ nhỏ hơn tiếng gió bay… Ôi một ngày một ngày. Hai bàn tay nắm chặt, tôi sợ mình rơi mất những ngày Tết dễ thương. Tôi thấy hình như sương vừa sa sa ngoài ngõ. Tôi ngó ra bờ cỏ, cỏ cúi đầu chào ai?
Ngày hôm nay bay bay bài thơ tôi nước mắt, nuốt đi em vị ngọt, vuốt giùm tôi xót xa…
Ngày hôm nay sẽ qua. Sẽ qua hay sẽ vậy? Ai về đây nhìn thấy, nói giùm tôi thời gian…” (ÔI MỘT NGÀY MỘT NGÀY - Trần Vấn Lệ)
Một ngày của Lệ, là một đời Thơ trùm kín sương khói quê nhà, thơ vì thế như chai rượu cổ tuổi đã gần trăm năm “bật nút”, trào ực tâm sự:
Không phải khi không Thơ bật nút
Mà vì tâm sự khó bao che
Thương nhà, nhớ nước, ai không vậy?
Muôn dặm đường đi, một chỗ về
(TRẦN VẤN LỆ)
Nỗi nhớ Đà Lạt, một cõi quê nhà sương khói loáng thoáng cuối chân mây, nơi ấp ủ hình bóng của đàn em thơ học trò áo trắng, bây giờ đã qua mấy bận đời dâu biển, tự vấn Thầy còn gì và các em còn lại gì?
“Nhìn các em ngồi đó, một góc sân trường xưa, thương quá thời nắng gió, nhớ quá chiều, sáng mưa… Đà Lạt, các em ở. Đà Lạt, Thầy bỏ đi. Các em thì vẫn nhỏ như vầng trăng núi kia… Đà Lạt các em ở, xanh biếc nhé bầu trời, ngước lên nhìn nỗi nhớ” Thầy là áng mây trôi… (Trần Vấn Lệ)
Mây trôi, Thầy về đâu, nếu không phải giờ này Lệ đang cô độc lầm lũi trên “Những con đường thăm thẳm xé rách từng trang thơ. Những tình sâu nghĩa nặng lắng xuống dùm, giọt mưa!”. Trong trường hợp này, thơ Lệ không là lời bội bạc, bỗng cho ta hình dung ra những tiếng thét gào cay đắng, nghẹn ngào, “giọt mưa” tượng hình nước mắt:
Tôi làm thơ, một cách buồn, tôi nói, có bài nào mưa gió chẳng lê thê?
(MỜ TRONG BÓNG CHIỀU - Trần Vấn Lệ)
Hay
“Đôi lúc làm thơ mà muốn khóc. Ném vào chữ nghĩa trái tim đau…”
(TIỀN ĐÌNH TẠC DẠ - Trần Vấn Lệ)
Thơ của Lệ cũng là thơ cho những tình nhân không biết, dung nhan tình yêu trong thơ Lệ chỉ là hương sắc hoa, nhụy, ong, bướm lang thang tình cờ bay vào đậu trong tâm hồn, rồi bất chợt tạo thành những âm vang cung bậc ngân nga với trời đất. Người con gái nhân tình của Lệ bao giờ cũng đến muộn, sau tất cả:
Lại một mùa Xuân nữa đến rồi, ngoài sân hoa nở, nắng thơm ơi! Chưa ai xông đất nhưng bầy bướm, không hẹn mà về vui quá vui!
Đến muộn, nghĩa là không đến, hay cũng có thể là đã ngầm ngự trị trong tâm hồn người thơ. Đối tượng tình yêu và người yêu trong thơ Lệ là hình ảnh luôn bàng bạc có, bởi hình như trong tất cả ngàn bài, Lệ đều nhắc đến một nhân tình với tên gọi thiết tha, gần gần, xa xa: “Em!”, và chỉ có “Em” thôi! Bởi một ngày còn yêu, Lệ còn làm thơ, những câu thơ dễ thương như “tình vừa mới cắn” trên môi:
“Tàn nhang. Rụng. Rã. Rời. Gió bay vào tim phổi. Tôi nói như tôi trối: yêu Em và yêu Em!”
(MƯA MÙA ĐÔNG - Trần Vấn Lệ).
Buổi sáng hôm nay ngồi nhâm nhi tách cà phê lạt và đọc thơ Lệ gởi, thơ từng ngày kéo tôi mãi miết theo, rong ruổi trên những con đường xa tất tận nơi góc khuất quê nhà bất giác, lung linh hiện rực rỡ một vùng ký ức hình ảnh của mái trường rêu phong, những mái tóc mượt con gái hồn nhiên sân trường áo trắng tinh khôi, tuổi hò hẹn của tình yêu ban đầu và tuổi xa người:
"Từ đó, em ơi, anh đã khóc. Chia tay như vậy buồn ơi buồn. Mình mong có buổi tay cầm chặt, mà kể từ nay, thôi Cố Hương!: (MÙA THU MÙA SƯƠNG - Trần Vấn Lệ)
Song, thấp thoáng ở cõi tình riêng thơ mộng nào nếu có trong thơ của Lệ, của đời biển dâu, của buổi tha hương đất lạ, vẫn hiển bày một nỗi NHỚ tận cùng, linh lung giữa niềm cô độc vô biên. Nỗi nhớ QUÊ NHÀ:
Nửa thế kỷ rồi đó!
Dài ơi câu Tang Thương!
Người ta mất Quê Hương
Ăn muối nghe chăng ngọt.
(MỘT NGÀY CỦA TÔI)
Thơ từng ngày của Lệ, dù có hương sắc hoa bướm bay vào ngự, vẫn là tiếng thở dài não nùng:
“Có đêm tôi gặp người thiên cổ
Hỏi “chớ sao người như khói sương?”
Người ấy đáp tôi qua nước mắt
“Ta mong về, thấy lại Quê Hương”
(NGƯỜI THIÊN CỔ - Trần Vấn Lệ)
Thơ từng ngày của Lệ, dù tân toan đem hoa bướm chao lượn về, làm dáng, vẫn là tiếng lòng buồn rượi một nỗi nhớ nhung, như Ôn Mãn Giác nói: "thơ Trần Vấn Lệ là nước mắt!"
Thôi thì khóc được, khóc cho vơi
một gánh quan san xa mất rồi
một chút tình mọn Em đi biệt
còn lại thơ tôi khóc với đời
(UYÊN NGUYÊN)